Tuesday, January 30

Published Tuesday, January 30, 2024 by with 0 comment

5 KỸ NĂNG DIGITAL MARKETING PUBLISHER CẦN PHẢI CÓ


Digital Marketing là một đại dương vô cùng to lớn mà đến bây giờ vẫn chưa có cao thủ nào ở cả Việt Nam và thế giới dám vỗ ngực tự hào rằng mình thành thạo TẤT CẢ các "môn học" của Digital Marketing.

Tuy nhiên đừng lo lắng, để làm Affiliate tốt, bạn chỉ cần học và làm tốt một số thứ sau, Ad sẽ xếp dần từ quan trọng đến ít quan trọng hơn 1 chút:

  • Content

Content hay nội dung là cái gốc của Digital Marketing. Digital cơ bản chỉ là công cụ, được ví như 1 người giao hàng cần mẫn giúp bạn đưa món hàng đến khách có nhu cầu. Nhưng món hàng là gì, thì chính là content. Nếu bạn đưa 1 món hàng tệ, thì cho dù anh giao hàng có đẹp trai đến đâu, có giao nhanh đến đâu, có khéo miệng đến đâu, khách nhận hàng xong cũng chửi bạn... SML. Vì thế hãy tập làm content thật chất nhé.

  • Facebook Ads

MXH vài tỷ người sử dụng này được ví như 1 "tôn giáo" hùng mạnh bậc nhất thế giới. Với lượng user đông đảo và đa dạng, cùng hệ thống phân loại người dùng chi tiết đến từng hành vi, lại còn dính "tin đồn" rằng FB có thể nghe lén bạn đang nói gì với bạn bè để quảng cáo ngay món hàng bạn vừa đề cập đến (OMG!!!) thì không còn nghi ngờ gì, quảng cáo FB vẫn là thứ đứng TOP quan trọng nhất trong những kênh quảng cáo hiện tại. Ngoài ra, với FB Ads bạn có thể set-up luôn Instagram Ads, thứ rất lợi hại để quảng cáo ngành thời trang, làm đẹp, thẩm mỹ...Hãy học FB Ads nhé!

  • Google Ads

Google Ads có 1 số dạng như: GDN (quảng cáo hiển thị), GSN (quảng cáo từ khóa trên công cụ search), Install, Video Youtube... Hiện tại với Publisher Affiliate thì GSN vẫn đang là thứ mà bạn cần học nhất. Với lý do đơn giản, một khi người dùng đã tìm kiếm về món đồ gì, thì khả năng họ mua món đó rất cao khi nhìn thấy, GSN là vũ khí chiến lược giúp Publisher bán được thật nhiều đơn hàng. Hãy học Google Ads và chú trọng phần GSN nhé! Nếu bạn làm Youtube, học thêm cả phần quảng cáo video nữa.

  • Email Marketing

Email marketing về cơ bản chỉ có 2 vấn đề: danh sách email và content email. Có trong tay 2 thứ trên là bạn sẽ gần như làm chủ dc kênh quảng cáo khá lợi hại này. Một số công cụ hiện tại làm email khá ổn như Mail Chimp, Get Response... đủ để giúp bạn làm đủ thứ với email. Hãy học cách sử dụng chúng nhé!

  • Zalo Ads/ Native Ads

Mình gom chung 1 số kênh Ads phụ vào phần này, thường ít Publisher sử dụng vì tệp khách hàng của nó không nhiều, chi phí cao, khó sử dụng. Tuy nhiên với các bạn Publisher Pro, khi họ đã đánh phủ tất cả các kênh trên, thì việc mở rộng ra cả các kênh còn lại là điều phổ biến. Với Zalo Ads bạn có thể học cách set-up trên trang hướng dẫn của Zalo Official. Native Ads chúng ta có 1 số mạng quảng cáo phổ biến như Adnow, MGID, chủ quản nhiều trang VN như Admicro...

  • Làm Website

Tất cả những điều trên sẽ vô nghĩa nếu bạn không có Website để đổ traffic về. Vì thế nãy học cách làm 1 Website đơn giản, dùng công cụ như Blogger, Wordpress hoặc thuê làm Website với giá chỉ từ 1tr đồng, bạn đã có Website cho riêng mình..

Read More

Saturday, January 27

Published Saturday, January 27, 2024 by with 0 comment

KINH DOANH MUỐN THÀNH CÔNG, NHẤT ĐỊNH PHẢI NHỚ 8 QUY TẮC MARKETING CƠ BẢN NÀY

Chiếc chìa khóa quan trọng để bán được sản phẩm của bạn là… “Đừng b.á.n sản phẩm!” Hãy nhớ rằng, kh.á.ch h.à.ng của bạn không quan tâm đến việc bạn có thể b.á.n cái gì, mà họ quan tâm đến việc bạn có thể giải quyết các vấn đề của họ như thế nào 
1. Hiểu biết về sản phẩm và kh.á.ch h.à.ng

Quy tắc quan trọng đầu tiên là phải hiểu rõ sản phẩm/dịch vụ của mình từ đ.ầu đến cuối, từ trong ra ngoài. Đây là một quy tắc bắt buộc: Ngay từ đ.ầu, bạn phải hiểu thứ mà mình đang b.á.n và những người mà bạn đang b.á.n cho họ. Nhờ đó, bạn mới có thể tiếp thị thành công.

2. Hiểu biết về thị trường mình đang cạnh tranh

Có một cái nhìn tổng quan về ngành công nghiệp và thị trường mình đang tham gia cạnh tranh (phân khúc thị trường, nhân khẩu học, khu vực…) là một quy tắc quan trọng khác phải tuân theo. Bởi vì nhu cầu, sở thích và những sự đòi hỏi của khách hàng sẽ rất khác biệt ở từng thị trường.

Việc tìm hiểu kỹ giúp bạn có thể dành sự ưu tiên cần thiết cho phân khúc kh.á.ch h.à.ng của mình.

3. Xác định rõ các mục tiêu

Bất kỳ chiến lược marketing nào cũng phải đảm bảo có một tỷ suất hoàn vốn (ROI) tốt. Nếu không, đ.ầu tư cho tiếp thị chỉ là một sự tiêu tốn thời gian và nguồn lực một cách vô ích.

Các mục tiêu cần xác định có thể là doanh thu b.á.n h.à.ng, tỷ lệ chuyển đổi, khả năng hiển thị… Hãy xác định rõ những mục tiêu bạn muốn đạt được, sau đó rút ra các số liệu có thể đo lường được. Sau đó thường xuyên theo dõi và điều chỉnh lại các chiến lược sao cho phù hợp nhất.

4. Đừng bao giờ… b.á.n sản phẩm

Chiếc chìa khóa quan trọng để bán được sản phẩm của bạn là… “Đừng b.á.n sản phẩm!”Hãy nhớ rằng, kh.á.ch h.à.ng của bạn không quan tâm đến việc bạn có thể b.á.n cái gì, mà họ quan tâm đến việc bạn có thể giải quyết các vấn đề của họ như thế nào.

5. Quy tắc 80/20

Công việc marketing đòi hỏi rất nhiều t.iền b.ạc. Vì vậy các công ty thường xem bộ phận marketing giống như một “cỗ máy đ.ố.t tiền” (trừ trường hợp các công ty hoàn toàn B2C – nơi mà nhiệm vụ trực tiếp của marketing là tạo ra doanh thu).

Điều quan trọng là tập trung và phân tích các dữ liệu từ m.a trận BCG (viết tắt của Boston Consulting Group) – lý thuyết được xây dựng nhằm giúp doanh nghiệp định hướng chiến lược tăng trưởng thị phần bằng cách đưa các danh mục sản phẩm vào 4 nhóm, xác định vị trí của các sản phẩm này trên thị trường để ra quyết định có đ.ầu tư hay không.

Hãy dành 80% thời gian và t.iền b.ạc cho những sản phẩm mang về cho bạn tỷ suất hoàn v.ốn tối đa, và dành 20% thời gian và ngân sách để làm việc với các kỹ thuật mới, chiến lược mới và đ.ầu tư cho các công cụ marketing mới.

6. Thường xuyên phân tích chiến lược marketing

Việc phân tích những nỗ lực tiếp thị của mình và tác động của chúng nên là một phần việc hằng ngày của các marketer.

Điều này sẽ giúp hạn chế những sai lầm trong quá trình thực hiện một chiến lược marketing nào đó. Đồng thời đảm bảo vấn đề truyền thông được thông suốt, biết được cách mà kh.á.ch h.à.ng hoặc người tiếp nhận thông điệp phản ứng như thế nào đối với thông điệp đó, và chúng tác động đến họ ra sao…

7. Cá nhân hóa

Một kích cỡ không thể vừa vặn với tất cả mọi người. Hãy chắc chắn rằng bạn đã xác định rõ ràng mọi trải nghiệm của kh.á.ch h.à.ng lẫn kh.á.ch h.à.ng tiềm năng.

Điều này không còn là một thử thách lớn trong thời đại ngày nay. Việc sử dụng một phần mềm marketing tự động sẽ giúp ích cho bạn, giúp xác định rõ những trải nghiệm kh.á.ch h.à.ng và những xu hướng hành động ưa thích của họ.

8. Cởi mở với các phản hồi

Một người làm marketing phải luôn luôn giữ cho mọi giác quan của mình rộng mở. Chúng ta nên biết kiểu đàm thoại nào nên tránh hoặc từ chối, nhưng đồng thời, chúng ta cũng phải hiểu cách để cởi mở đón nhận phản hồi.

Thật tuyệt vời khi được nghe những lời tích cực, nhưng không phải mọi việc sẽ luôn diễn ra như vậy. Những lời nhận xét mang tính xây dựng nên được chào đón và chỉ có chúng mới có thể giúp cho thương hiệu trở nên mạnh mẽ hơn.

Theo Entrepreneur
Nguồn ảnh: Satế BIẾM HỌA
Read More

Tuesday, January 16

Published Tuesday, January 16, 2024 by with 0 comment

Những sai lầm chí mạng trong tạo Leads.


Để thành công trong kinh doanh, doanh nghiệp cần trả lời thỏa đáng 3 câu hỏi then chốt sau:

#1 Bán cho ai: Đây là câu hỏi liên quan đến việc xác định phân khúc khách hàng mục tiêu. Hiểu rõ nhu cầu của họ là chìa khoá dẫn đến thành công. Ví dụ: bạn kinh doanh thời trang, khách hàng mục tiêu của bạn là giới trẻ giàu có, sành điệu, thích thể hiện bản thân.

#2 Bán cái gì: Không phải bán sản phẩm dịch vụ của mình mà bán điều khách hàng cần. Để thành công. bạn không đơn thuần bán sản phẩm dịch vụ của mình mà phải tạo 1 offer mang nhiều giá trị cho khách hàng. Ví dụ: bạn không bán quần áo mà bán phong cách sống sành điệu, độc đáo.  Offer của bạn không chỉ là quần áo mà là bộ sưu tập với phong cách thiết kế cá nhân cùng với quyền tham dự những sự kiện thời trang.

#3 Bán như thế nào? Đây là các hoạt động marketing và bán hàng. Chúng là việc khó khăn nhất, phức tạp nhất trong kinh doanh. Bạn có thể có sản phẩm tốt, giá rẻ những doanh thu vẫn kém hơn sản phẩm kém hơn, giá mắc hơn. Nghệ thuật là ở đây. Ví dụ: Với công ty thời trang như trên thì các hoạt động marketing và bán hàng nên tập trung vào giá trị độc đáo, tận dụng sức mạnh của câu chuyện thương hiệu gắn kết với KOL và trải nghiệm mua hàng ấn tượng hơn là bán giá rẻ.

Muốn bán tốt thì hãy bắt đầu từ khách hàng, phải hiểu hành trình mua hàng của khách hàng.

Hành trình mua hàng của khách hàng tựu trung lại nằm trong các bước sau: Biết – Thích – Tin – Mua.

Khách hàng muốn mua hàng của bạn thì điều đầu tiên là họ phải biết đến bạn mà ngôn ngữ marketing gọi là “Nhận thức” (awareness).

Chỉ sau khi khách hàng biết đến bạn thì bạn mới có cơ hội bán cho họ. Từ đây xuất hiện thuật ngữ “leads”. Leads là khách hàng tiềm năng mà bạn có cơ hội bán cho họ.

Để có được khách hàng thì phải có leads. Đó là quy luật.

Một trong những lý do mà doanh thu của bạn thấp là bởi vì bạn không có đủ leads.

Bạn không tạo ra đủ leads bởi vì bạn sai lầm trong tạo leads.

Sai lầm đầu tiên là không phân biệt rõ ràng giữa target customer (khách hàng mục tiêu), target audience (đối tượng mục tiêu) và leads.

Target audience là nhóm người bạn nhắm tới khi thực hiện 1 chương trình truyền thông marketing hoặc bán hàng. Target audience phải là nhóm người nằm trong nhóm target customers  mà bạn đã xác định trong câu hỏi #1 “Bán cho ai?”.

Khi bạn thực hiện các hoạt động quảng bá, truyền thông marketing vào nhóm target audience thì trong số họ có những người quan tâm đến thương hiệu/sản phẩm/dịch vụ của bạn thì đó là leads.

Sai lầm thứ hai là không phân biệt được các loại leads

Không phải tất cả những leads đều có thể trở thành khách hàng của bạn. Có những leads khiến bạn mất thời gian, mất tiền, mất công sức mà bạn không thể kiếm tiền được từ họ. Đó là Leads Vô Dụng. Tôi tin chắc là các bạn đã gặp rất nhiều Leads Vô Dụng này.

Như vậy có Leads không vẫn chưa đủ. Điều quan trọng hơn là những Leads đó có thể giúp bạn kiếm tiền hay không. Những Leads có khả năng trở thành khách hàng là Leads Hữu Dụng.

Leads khiến bạn tốn thời gian là Leads Vô Dụng.

Leads giúp bạn kiếm tiền là Leads Hữu dụng.

Vậy Leads Hữu Dụng là gì?

Leads Hữu Dụng là đối tượng khách hàng tiềm năng cho thấy họ quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của bạn mà bạn có thể liên hệ được.

Một ví dụ phân biệt giữa Leads vô dụng và Lead hữu dụng cho công ty thời trang ở trên

Leads hữu dụng: Một người trẻ, theo dõi các xu hướng thời trang mới nhất, thường xuyên tham gia các diễn đàn thời trang và thể hiện sự hứng thú qua việc tương tác với các bài viết trên fanpage của công ty.

Leads vô dụng: Một người trẻ ít quan tâm đến thời trang hoặc phong cách sống nhưng đăng ký nhận bản tin do một chiến dịch quảng cáo ngẫu nhiên với chủ đích tìm kiếm các chương trình khuyến mãi.

Như vậy 1 trong những chỉ số quan trọng của 1 chiến dịch/chương trình marketing không phải là bao nhiêu leads mà là bao nhiêu “Leads Hữu Dụng”.

Leads Hữu Dụng là thước đo để biết được hiệu quả của 1 chiến dịch marketing.

Chỉ tập trung vào tạo leads là sai lầm. Hãy tập trung tạo Leads Hữu Dụng.

Điều này sẽ thay đổi toàn bộ tư duy kinh doanh và marketing của bạn. Điều này sẽ thay đổi cách làm marketing của bạn. Điều này sẽ giúp các hoạt động marketing của bạn hiệu quả hơn. Bạn sẽ có nhiều leads với chất lượng cao hơn với chi phí thấp hơn.

Từ nay trở về sau hãy tập trung vào việc có được Leads Hữu Dụng.

Câu hỏi kế tiếp là làm thế nào để có được Leads Hữu Dụng?

Nếu bạn quan tâm đến các bí quyết tạo Leads Hữu Dụng thì hãy comment “tôi quan tâm” hoặc chia sẻ những nhận xét của bạn về bài viết này.

Nếu có trên 100 comments thì tôi chia sẻ tiếp.

Mr Coach

Lâm Bình Bảo

CEO B Coaching

[#LeadsGenerationMachine](https://www.facebook.com/hashtag/leadsgenerationmachine?__eep__=6&__cft__[0]=AZWAyNo_vI0w_bGndMFqE_73So8H-z-Veg8S3kkeUTx4FeyCq0mOgfKYvU1hmXalzTzPw-AeWB67n_IS_hOPm-ZKEKQrZOpYOnChhOE3cAGjgQqPDFemmU1TvugRK09kLvc&__tn__=*NK-R) [#Kinhdoanh](https://www.facebook.com/hashtag/kinhdoanh?__eep__=6&__cft__[0]=AZWAyNo_vI0w_bGndMFqE_73So8H-z-Veg8S3kkeUTx4FeyCq0mOgfKYvU1hmXalzTzPw-AeWB67n_IS_hOPm-ZKEKQrZOpYOnChhOE3cAGjgQqPDFemmU1TvugRK09kLvc&__tn__=*NK-R) [#Marketing](https://www.facebook.com/hashtag/marketing?__eep__=6&__cft__[0]=AZWAyNo_vI0w_bGndMFqE_73So8H-z-Veg8S3kkeUTx4FeyCq0mOgfKYvU1hmXalzTzPw-AeWB67n_IS_hOPm-ZKEKQrZOpYOnChhOE3cAGjgQqPDFemmU1TvugRK09kLvc&__tn__=*NK-R) [#Leads](https://www.facebook.com/hashtag/leads?__eep__=6&__cft__[0]=AZWAyNo_vI0w_bGndMFqE_73So8H-z-Veg8S3kkeUTx4FeyCq0mOgfKYvU1hmXalzTzPw-AeWB67n_IS_hOPm-ZKEKQrZOpYOnChhOE3cAGjgQqPDFemmU1TvugRK09kLvc&__tn__=*NK-R)
Read More

Sunday, January 14

Published Sunday, January 14, 2024 by with 0 comment

Lộ trình kiếm tiền từ tiếp thị liên kết bằng blogspot

Tạo blogspot:
1. Đăng nhập vào tài khoản Google và chọn "Tạo blog" trên trang chính.
2. Chọn tên miền phù hợp với nền kinh doanh của bạn.

Tạo nội dung chất lượng:
3. Nghiên cứu từ khóa: Sử dụng công cụ như Google Keyword Planner để tìm từ khóa phổ biến trong niềm đam mê của bạn.
4. Viết bài chất lượng: Tạo nội dung giá trị, hữu ích và liên quan đến sản phẩm/dịch vụ bạn quảng cáo.
5. Tối ưu hóa SEO: Sử dụng từ khóa mục tiêu trong tiêu đề, mô tả, và nội dung để tăng khả năng xuất hiện trên công cụ tìm kiếm.

Xây dựng độc giả và lưu lượng:
6. Chia sẻ trên mạng xã hội: Sử dụng các nền tảng xã hội để quảng bá bài viết và thu hút độc giả.
7. Giao lưu cộng đồng: Tham gia các diễn đàn, nhóm chia sẻ sở thích để tăng sự nhận thức về blog của bạn.
8. Xây dựng danh sách email: Tạo biểu mẫu đăng ký để thu thập thông tin liên lạc của độc giả.

Tiếp thị liên kết:
9. Đăng ký vào chương trình liên kết: Tham gia các chương trình liên kết phù hợp với nội dung blog của bạn.
10. Chèn liên kết hợp lý: Đặt liên kết liên quan một cách tự nhiên trong bài viết của bạn để tăng khả năng nhấp vào.

Tối ưu hóa thu nhập:
11. Theo dõi hiệu suất: Sử dụng công cụ theo dõi hiệu suất như Google Analytics để theo dõi lưu lượng và chuyển đổi.
12. Tối ưu hóa quảng cáo: Kiểm soát và tối ưu hóa vị trí, kiểu quảng cáo để tối đa hóa thu nhập.

Nhớ rằng, kiếm tiền từ tiếp thị liên kết đòi hỏi kiên nhẫn và sự nhất quán trong việc tạo và phát triển nội dung.
Read More
Published Sunday, January 14, 2024 by with 0 comment

QUÀ TẶNG ĐẶC BIỆT từ ATPSOFTWARE

QUÀ TẶNG ĐẶC BIỆT: Bộ tài liệu MKT 30GB từ ATPSOFTWARE
Hy vọng sẽ hữu ích với Anh nếu mình đang kinh doanh ạ!
1. Quy trình bán hàng FREETRAFIC: https://sum.vn/Q5MXe
2. Tài liệu kinh doanh theo nghề: https://sum.vn/qohm3
3. Bộ tài liệu Digital Marketing: https://sum.vn/TaiLieu-Digital2021
4. Bộ tài liệu, khóa học của đội ngũ ATP Software: https://sum.vn/tailieu-ebook-ATP
5. 10 quy trình Marketing tinh gọn: https://sum.vn/QuyTrinh-MKT

Nếu đang cần giải pháp hỗ trợ tiếp cận, chăm sóc khách hàng trên kênh FB, Zalo hoặc dịch vụ chăm sóc website, fanpage... Anh ib em tư vấn chi tiết miễn phí nhé!
Read More

Saturday, January 13

Published Saturday, January 13, 2024 by with 0 comment

Chào bạn! Dưới đây là 7 ý tưởng để làm tiếp thị liên kết trên Blogspot

:

  1. Viết bài đánh giá sản phẩm: Viết bài đánh giá về sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn muốn quảng bá. Bài viết nên có nội dung chất lượng, hình ảnh và video minh họa để thu hút người đọc.

  2. Tạo trang giới thiệu sản phẩm: Tạo trang giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn muốn quảng bá. Trang giới thiệu nên có nội dung chất lượng, hình ảnh và video minh họa để thu hút người đọc.

  3. Tạo bài viết so sánh sản phẩm: Tạo bài viết so sánh giữa các sản phẩm hoặc dịch vụ cùng loại. Bài viết nên có nội dung chất lượng, hình ảnh và video minh họa để thu hút người đọc.

  4. Tạo bài viết hướng dẫn sử dụng sản phẩm: Tạo bài viết hướng dẫn sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn muốn quảng bá. Bài viết nên có nội dung chất lượng, hình ảnh và video minh họa để thu hút người đọc.

  5. Tạo bài viết về kinh nghiệm sử dụng sản phẩm: Tạo bài viết về kinh nghiệm sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn muốn quảng bá. Bài viết nên có nội dung chất lượng, hình ảnh và video minh họa để thu hút người đọc.

  6. Tạo bài viết về tin tức sản phẩm: Tạo bài viết về tin tức sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn muốn quảng bá. Bài viết nên có nội dung chất lượng, hình ảnh và video minh họa để thu hút người đọc.

  7. Tạo bài viết về các chương trình khuyến mãi: Tạo bài viết về các chương trình khuyến mãi của sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn muốn quảng bá. Bài viết nên có nội dung chất lượng, hình ảnh và video minh họa để thu hút người đọc.

Hy vọng những ý tưởng trên sẽ giúp bạn có thêm động lực để phát triển kênh tiếp thị liên kết của mình trên Blogspot. Chúc bạn thành công!

Read More

Tuesday, January 9

Published Tuesday, January 09, 2024 by with 0 comment

10 CÔNG THỨC VIẾT CONTENT HIỆU QUẢ ĐƯỢC SỬ DỤNG NHIỀU NHẤTÁp dụng cho mọi ngành hàng, lưu lại để dùng nhé!(Xem chi tiết dưới cmt)Nguồn: Team RuBik #TruongdoanhnhanHBR #TonyDzung#HBRHoldings

1. Before – After – Bridge

• Before: Trước – Thực trạng chung của vấn đề đang tồn tại.
• After: Sau – Thực trạng sau khi vấn đề được giải quyết.
• Bridge: Cầu nối – Thực trạng đó được giải quyết bằng cách nào.

Đây là kỹ thuật viết Content hay được dân Marketer sử dụng nhiều nhất và áp dụng cho hầu hết các ngành hàng. Mở đầu là mô tả một vấn đề ảnh hưởng ra sao tới thế giới bạn đang sống. Tiếp đến là mô tả cuộc sống sẽ ra sao nếu vấn đề được giải quyết. Và cuối cùng là làm thế nào để giải quyết vấn đề đó.

Giả dụ bạn đang làm trong lĩnh vực bất động sản. Hãy viết một email, bài báo, blog… nhắm đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn. Mô tả một bức tranh về thế giới mà họ đang sinh sống phủ đầy sự bất tiện, lo lắng. Sau đó bạn vẽ nên một bức tranh sinh động về sự hài lòng, nhẹ nhõm, yên bình tại nơi sinh sống mới. Phần cuối cùng là đưa ra giải pháp hướng dẫn họ thực hiện.

2. Problem – Agitate – Solve (PAS)
• Problem – Xác định vấn đề
• Agitate – Kh.u.ấy động vấn đề
• Solve – Giải quyết vấn đề

Trong nhiều công thức Content giúp tối ưu Landing Page (Trang đích), công thức PAS của Dan Kennedy được ưa chuộng hơn cả.

Ý tưởng của ông bắt nguồn từ nghiên cứu tâm lý hành vi khách hàng:”Lý do gì? Tại sao tôi lại dùng sản phẩm/dịch vụ của anh”. Hãy kích hoạt vùng nỗi đau mất mát của họ nếu những phiền nhiệu họ gặp phải không được giải quyết “tới nơi tới chốn” bằng sản phẩm của bạn.

3. Features – Advantages – Benefits (FAB)

• Features – Tính năng: Những gì mà sản phẩm của bạn có thể làm
• Advantages – Ưu điểm: Sản phẩm của bạn có gì giúp ích hơn
• Benefits – Lợi ích: Những điều mà người đọc mong muốn.

Đây là công thức áp dụng để xây dựng nội dung cho sản phẩm khá hay, tập trung tối đa vào lợi ích chứ không nói nhiều về tính năng.

Ưu điểm của kỹ thuật viết Content này giúp bạn nhanh chóng có được doanh thu khi khách hàng mục tiêu đã nhận ra vấn đề của mình và họ cần một giải pháp vượt trội.

4. 4C – Clear – Concise – Compelling – Credible

• Clear – Rõ ràng
• Concise – Ngắn gọn.
• Compelling – Thuyết phục.
• Credible – Đáng tin.

Đây là công thức được yêu thích nhất đối với những ai đang triển khai Content trên mạng xã hội. Nó tập trung vào các mục tiêu cần đạt được và những lợi ích ngắn gọn, rõ ràng cho người đọc.

5. 4U – USEFUL – URGENT – UNIQUE – ULTRA-SPECIFIC

• Useful – Có ích: Có ích cho người đọc.
• Urgent – Cấp bách: Tạo cảm giác cấp bách cho người đọc.
• Unique – Độc nhất: Truyền đạt ý tưởng để đưa ra lợi ích một cách độc đáo nhất.
• Ultra-specific – Rất cụ thể: Diễn đạt những điều trên một cách cụ thể nhất.

Dành cho những ai đang tìm kiếm cách viết tiêu đề tuyệt hảo. Công thức 4U rất được ưa thích khi làm truyền thông xã hội, giúp lan tỏa cấp bách và dày đặc nhờ nội dung văn bản ngắn gọn và dễ hiểu.

6. Attention – Interest – Desire – Action (AIDA)

• Attention – Chú ý: Lấy sự chú ý của người đọc.
• Interest – Thú vị: Hiển thị thông tin thú vị và tươi mới cho người đọc.
• Desire – Mô tả: Những lợi ích của sản phẩm/dịch vụ/ý tưởng mà bạn đang nói tới người đọc.
• Action – Hành động: Đưa ra lời kêu gọi hành động.

AIDA là một trong những công thức đảm bảo cho các copywriter có thể truyền đạt đầy đủ thông tin. Bắt đầu bằng việc gây chú ý bằng chính nhu cầu của đối tượng khách hàng mục tiêu và kết thúc với lời kêu gọi mua hàng. Đặc biệt nó được sử dụng để gửi thư trực tiếp, truyền hình, đài phát thanh, các trang bán hàng, các trang landing page, và nhiều hơn nữa.

7. A FOREST

• A – Alliteration – Lặp lại
• F – Facts – Sự thật
• O – Opinions – Ý kiến
• R – Repetition – Lặp lại
• E – Examples – Ví dụ
• S – Statistics – Thống kê
• T – Threes – 3 lần: Lặp lại cái gì đó 3 lần để khiến nó dễ nhớ hơn.

Phương pháp này tương đối khó sử dụng cho những bài viết cập nhật của mạng xã hội tuy nhiên sẽ rất hiệu quả cho những bài viết chuyên môn hoặc xây dựng nội dung cho một landing page có khối lượng thông tin lớn.

8. 4P – Problem, Promise, Proof và Price

• Problem: Vấn đề của khách hàng là gì?
• Promise: Cam kết của người bán với khách hàng
• Proof: Bằng chứng của người đã sử dụng sản phẩm
• Price: Khách hàng được sở hữu sản phẩm với giá chỉ…, cách thức thanh toán

Công thức điển hình cho các copywriter viết những mẫu quảng cáo bán hàng trên Fb hiện nay.

9. Viết tới một người

Đỉnh cao của quảng cáo chính là quảng cáo cá nhân hóa và theo ngữ cảnh của cá nhân. Nắm chắc công thức này, bạn sẽ tạo được những mẫu quảng cáo có chuyển đổi cao nhất. Thông thường bài viết sẽ được viết dưới dạng người kể chuyện về câu chuyện thành công của bạn thân. Bí quyết đó chính là nhờ sử dụng sản phẩm.

10. 3 lý do “Vì sao”

• Vì sao bạn là tốt nhất
• Vì sao tôi phải tin bạn
• Vì sao tôi phải mua nó ngay

3 câu hỏi này cùng với câu trả lời của nó sẽ gợi mở cho bạn viết được mọi mẫu quảng cáo. Nó có thể phù hợp và ứng dụng được cho mọi marketer. Hãy luôn luôn cố gắng trả lời câu hỏi:

“Tại sao tôi phải mua hàng của bạn khi tôi hiểu đối thủ đều tốt hơn bạn và sản phẩm của bạn không có nhiều khác biệt”.
Trả lời được câu hỏi trên thì chắc chắn bạn đã có trong tay một mẫu nội dung khá là hấp dẫn rồi đó.


Read More

Sunday, January 7

Published Sunday, January 07, 2024 by with 0 comment

Kinh Nghiệm Bán Hàng. Bài viết được chia sẻ từ Nguyễn Hoàng Tuấn - Oneads

Kinh Nghiệm Bán Hàng. Bài viết được chia sẻ từ Nguyễn Hoàng Tuấn - Oneads

1. Hoạt động cần chuẩn bị trước bán hàng
1.1 Công cụ dụng cụ
- Điện thoại/máy tính: Điện thoại, máy tính cần kết nối, đường truyền ổn định với phần mềm nghe gọi (zalo, omicall, điện thoại,...), kết nối ổn định với phần mềm quản lý bán hàng
=> Lưu ý: Cầm test trước công cụ, đảm bảo âm thanh, đường truyền ổn định, không có tiếng ồn, không lẫn tạp âm, không ngắt quảng giữa chừng, hạn chế rủi ro về giao tiếp hết mức có thể. 
- Tai nghe/mic: Phần này mình hay bị nhiều nhất, nên mọi người lưu tâm chỗ này nhen. Về tai nghe thì cần kết nối ổn định với thiết bị, check mic trước khi nói chuyện cần đảm bảo yếu tố "To và Rõ" và đặc biệt không mở loa ngoài. (Hạn chế việc meeting, trao đổi giữa chừng thì thiết bị không ổn định, ngắt quảng dữ liệu, thiếu kết nối)
- Sổ/giấy nháp/bút: Đừng tự tin vào bộ não của chúng ta, mà hãy chuẩn bị sẵn sổ/giấy nháp để lưu lại những ý chính, key quan trọng mà khách hàng nhấn mạnh. Với thiết bị này mình có thể recap lại cuộc meeting, telesale với khách hàng. (Có thể thay thế bằng word, excel, hay bất cứ thiết bị nào bạn thấy cần nhen.

1.2 Tài liệu
- Catalogue: Có đầy đủ thông tin sản phẩm cần bán, sản phẩm bán kèm, sản phẩm thay thế, sản phẩm bán chéo (upsale luôn ngại gì). Nói chung về mặt sản phẩm thì bạn phải nắm trong lòng bàn tay, đụng đâu trả lời đó mới tăng độ trust của khách hàng với mình. Hãy thể hiện bạn là người am hiểu sản phẩm và cung cấp giá trị cho khách hàng.
Lưu ý: Đảm bảo catalogue còn hiệu lực, đúng thông tin đúng sản phẩm (Cái này ít sảy ra nhưng vẫn lưu ý nè)
- CTKM: Nắm được CTKM của tháng, của sản phẩm chung. Và hãy thủ sẵn thêm 3-4 cái khuyến mãi khác trong túi quần để chốt khách, khách hàng chưa phê với CTKM chung thì tung chiêu ra, tăng dần mức độ khuyến mãi cũng như số tiền bạn thu về được. 
- Thông tin khách hàng: Hãy tìm hiểu thật sự kỹ về khách hàng như (Tên, tuổi, khu vực sinh sống, sản phẩm khách quan tâm, lịch sử tư vấn, khách đã mua hàng hay chưa, có gia đình chưa, có con chưa, tuỳ vào ngành hàng mà mình sẽ bán cho khách hàng?
- Sổ tay bán hàng: Cái này thì tuỳ vào từng cá nhân hay công ty của bạn nhen (Mình thì không hay sử dụng cái này)

1.3 Tâm lý/kỹ năng
- Tâm lý bán hàng: Thể hiện bạn là 1 chuyên viên: Chuyên nghiệp, tự tin, thoải mái
- Kỹ năng bán hàng: Cái này khó, vì nó nằm về kỹ năng của mỗi người, nhưng mình sẽ cố gắng ghi ra nhiều nhất!
- Hãy cố gắng nắm vững được quy trình bán hàng, quy trình tư vấn sản phẩm, quy trình ra quyết định mua hàng, cũng như tâm lý của khách hàng trong từng giai đoạn.
  - Bạn cần có kỹ năng đặt câu hỏi, khai thác thông tin khách hàng, bán tính năng, giải pháp cho khách hàng.
  - Bạn cần biết cách vượt qua sự từ chối của khách hàng (Đồng cảm, thấu hiểu, chia sẻ nỗi đau với khách hàng - Cái này không phải lý thuyết đâu, học được nó rất khó á)
  - Hiểu rõ về sản phẩm, hiểu về tính năng của nó, phòng khi khách hàng so sánh sản phẩm với nhà cung cấp khác. 
  => Về cái này mình có 1 lời khuyên là các bạn nên ghi lại hành trình bán thân (À bán hàng) để tạo ra một kịch bản bán hàng chuẩn chỉnh. Giảm tỷ lệ fail cao nhất có thể! Chúc các bạn thành công! 

2. Bán cho khách hàng mới
2.1 Mục tiêu
- Làm cho khách hàng tò mò về sản phẩm, muốn giao tiếp, lắng nghe bạn
- Tạo ấn tượng đầu tiên, tạo ấn tượng, tin tưởng đặc biệt là khách hàng ghi nhớ đến bạn
- Giữ chân được khách hàng duy trì cuộc gọi, tuyệt vời nhất là kết thúc kịch bản và hành động tiếp theo sau đó là chốt được 1 cuộc hẹn, một hành động tiếp theo, tuyệt vời hơn cả là có sự chuyển đổi đầu tiên luôn!
- Nếu khách hàng từ chối thì sao? Hãy chuẩn bị sẵn kịch bản. Phần này mình chủ yếu là kết thân với khách hàng, khách hàng có thể không sử dụng dịch vụ của mình, nhưng khách hàng muốn làm bạn với mình.

2.2 Quy trình tiếp cận (Tham khảo thôi nhen, chứ không đúng đâu, nó là góc nhìn khách quan)
- Bước 1: Giới thiệu bạn là ai? Công ty nào? Lý do liên hệ là gì? Bạn cung cấp sản phẩm/dịch vụ/giải pháp gì?
=> Hãy gọi đúng tên, nếu không rõ, hãy xác định lại 1 lần nữa 
- Bước 2: Show uy tín, thành tựu của công ty bạn? Đã có bao nhiêu năm kinh nghiệm, giải thưởng đạt được, khách hàng lớn nhất/gần nhất của bạn là ai? 
=> Giọng điệu chân thành, đặc biệt không nâng tone, không cao giọng (Khách hàng nghĩ bạn đang khoe) thể hiện bạn là một người khiêm tốn. Hãy trao đổi như 1 người bạn (bạn - bàn - bán), để khách hàng có niềm tin.
- Bước 3: Các vấn đề mà khách hàng bạn đang quan tâm, áp dụng kỹ năng đặt câu hỏi, khai thác vấn đề. 
=> Hãy bày tỏ sự đồng hành, đồng cảm với các vấn đề mà khách hàng đang mắc phải. Hãy lắng nghe và lắng nghe, sau khi lắng nghe xong hãy cố gắng đặt thật nhiều câu hỏi mở, để có thông tin
- Bước 4: Kết nối giải pháp của công ty bạn.
=> Hãy kết nối các giải pháp của công ty bạn với các câu hỏi mở, vấn đề khách hàng ở bước 3. Hãy soạn sẵn kịch bản và những lưu ý khi telesale/meeting! Phần này mình không share vì nó sẽ tuỳ vào từng ngành nghề, từng nhóm sản phẩm và cũng như chân dung khách hàng khác nhau.

3. Bán cho khách hàng cũ
3.1 Mục tiêu
Bán hàng cho khách hàng cũ có thể chia thành một số trường hợp sau đây:
- Chăm sóc khách hàng sau mua, từ đó upsell các sản phẩm đi kèm (Ví dụ ngành hàng thời trang, nội thất, trang sức,... ngành nào cũng có thể áp dụng kkkk)
- Tái ký, tái bán định kỳ (ví dụ chu trình đã sử dụng 90-95% thời gian, giá trị của sản phẩm, dịch vụ,..)
- Tư vấn bán thêm sản phẩm liên kết, bán chéo (ví dụ khách mua website Haravan thì bán thêm gói setup web, đăng ký bộ công thương, bán gói chăm sóc web định kỳ, bán hếttttttt)
=> Tóm lại, bất kể một trường hợp nào cũng cần xác định được nhu cầu và tình huống của khách hàng, cần có sự liên hệ, giữ mức độ tương tác thân thiết với khách hàng để công việc diễn ra suôn sẻ nhất!

3.2 Quy trình và kịch bản
- Bước 1: Chào hỏi, lý do, gợi nhớ, tạo thiện cảm,....
=> Sau khi chào hỏi, hãy để khách hàng nhớ bạn, (Thả lỏng tầm 5-10s) nếu khách hàng chưa có phản ứng, bạn hãy gợi nhớ một đặc điểm sản phẩm, thời gian, đơn vị cung cấp,... để gợi nhớ lại cho dễ hơn.
- Bước 2: Tìm hiểu về cảm nhận của khách hàng với sản phẩm đã sử dụng (bằng bộ câu hỏi của 1 sale nào cũng cần có để khai thác (này ở trên mình đã nhắc). Điều hướng khách hàng liên kết với 1 sản phẩm mới cùng công năng sử dụng, tuy nhiên có thể nâng cấp tính năng lên nếu có (khơi dậy nhu cầu mới)
=> Sau khi khách hàng chia sẽ về sản phẩm trước đó, lúc này bạn hãy thật sự lắng nghe một cách chân thành, ghi nhận ý kiến của khách hàng chứ không tập trung 100% vô mục đích là bán hàng khác.
- Bước 3: Giới thiệu một sản phẩm mới, dịch vụ phù hợp với khách hàng đó. Nếu có thể, hãy liên kết với sản phẩm mà khách hàng đã mua/sử dụng trước đó!
=> Tuyệt đối là bạn đừng bao giờ "dìm hàng" sản phẩm của khách hàng đã mua/sử dụng trước đó, khiến khách hàng cảm thấy tiếc tiền, phí của vì đã bỏ $$$ cho sản phẩm X, dẫn đến việc ra quyết định cho sản phẩm thứ 2 hơi chần chừ và thiếu quyết đoán
- Bước 4: Việc của bạn lúc này là "Hành Động" hãy cố gắng chốt đơn,  tạo 1 cuộc hẹn, gửi tài liệu tham khảo, đóng gói giai pháp cho khách hàng, hoặc tệ hơn là hẹn lịch gọi lại sau.
=> Bạn cần đưa ra đủ thông tin cho khách hàng trước khi "Chốt Đơn"  như là:
  - Sản phẩm, giá trị, quà tặng, khuyến mãi, chương trình,...
  - Hình thức thanh toán là COD, Banking, Cash,...
  - Thời gian, hình thức giao nhận hàng hoá
  - Nếu là khách hàng bạn quen trước đó mặc dù đã biết hay chưa biết thì cứ xin email của khách và bảo là: Dạ anh/chị ơi, vì mình là khách quen nên em có ưu đãi riêng pla pla cho mình...
- Bước 5: Chào hỏi lịch sự và kết thúc cuộc gọi, meeting.

4. Bán hàng theo tâm lý khách hàng (Nội dung mình TÂM ĐẮC nhất)
Nội dung này mình cực kỳ thích, nên mình sẽ cố gắng viết chi tiết nhất có thể! 

4.1 Mục tiêu
- Xác định được phong thái của khách hàng và lựa chọn kịch bản sao cho phù hợp
- Giúp sale thể hiện kỹ năng thượng thừa
- Tạo ấn tượng tốt với khách và tạo mối quan hệ lâu dài
- Và chốt đơnnnnnnnnnnnnnnnnn!

4.2 Các dạng tâm lý mà khách hàng hay gặp!
+ Người kiểm soát: Với dạng tâm lý này thì họ sẽ có xu hướng là: 
  - Tập trung vào kết quả công việc hơn là xây dựng mối quan hệ
  - Mong muốn giải quyết công việc nhanh chóng, tận dụng thời gian làm nhiều việc nhất có thể
  - Muốn kiểm soát cả con người và tình huống đang gặp phải
  - Có sự quyết đoán, liều Tĩnh
=> Phong thái nói chuyện và các mẫu câu mà họ hay sử dụng như là:
  - Anh cần/anh muốn
  - Anh chỉ quan tâm đến kết quả
  - Có phương pháp nào hiệu quả hơn, giải quyết được nhiều vấn đề cùng lúc?
  - Nói nhanh/ ngắn gọn thôi em
=> Ví dụ như bạn bán phần mềm: Dạ em đã gửi tài liệu trước, giải pháp này đáp ứng rất tốt và sẽ giải quyết được  03 yêu cầu của anh chi đó là (nêu đầu mục). Với công nghệ này anh chị chỉ cần theo dõi kết quả kinh doanh hàng ngày trực tiếp trên phần mềm, giúp quản trị nhân sự và hiệu suất rất tốt. Bên em cam kết chỉ sau x tuần, tình hình sẽ bắt đầu có tiến triển và đi vào hoạt động ổn định sau Y tuần/tháng. (Thường thì khách hàng này khó tính, và khó chốt đơn, nhưng chắc chắn bạn sẽ gặp)

+ Người biểu cảm: Với dạng tâm lý này thì họ sẽ có xu hướng là: 
  - Mong muốn xây dựng mối quan hệ tìm hiểu kĩ càng về người bán/đối tác, kiểm soát được cả con người và tình huống đang gặp phải.
  - Công việc đối với họ không phải là ưu tiên hàng đầu.
=> Phong thái nói chuyện và các mẫu câu mà họ hay sử dụng như là:
  - Em có thể nói rõ hơn về kinh nghiệm của em/thành tựu của doanh nghiệp em được không?
  - Nếu hợp tác lâu dài thì thế nào? Phương án thế nào?
Một số lưu ý với dạng tâm lý này: (Vì rất có thể đây là khách hàng lớn)
  - Với tâm lý khách hàng dạng này cần sự chăm sóc lâu dài, qua nhiều cuộc điện thoại, thậm chí cần gặp trực tiếp.
  - Phải có sự tương tác, hỏi han qua lại với khách hàng. Câu hỏi mang ý nghĩa quan tâm, tìm hiểu tình hình. Không hỏi quá sâu vào các vấn đề cá nhân khi chưa đủ thân thiết. Gợi mở để khách hàng chia sẻ và NVBH cũng cần cở mở chia sẻ lại. Đặc biệt, phải đưa được càng nhiều trải nghiệm cá nhân vào càng tốt, để nối tiếp câu chuyện với khách hàng
  - Sale phải ghi chép rất quan trọng. Ghi nhớ những câu chuyện tình trạng khách hàng đã chia sẻ và nhắc lại trong lần trao đổi sau. Tuyệt đối không nhầm lần thông tin của khách này với khách khác

+ Người hòa nhã: Với dạng tâm lý này thì họ sẽ có xu hướng là: 
  - Kiểu người luôn muốn được người khác yêu quý luôn dành sự tôn trọng với đối tác. Lúc này sale cần áp dụng cách bán Bạn - Bàn - Bán (Không chốt ngay được đâu, chắc chắn 100%)
  - Suy nghĩ cần trọng, cân nhắc lâu và cần sự chắc chắn. Khi đã tin tưởng dễ dàng chấp nhận các đề nghị, đề xuất. 
  - Thường không chủ động mặc cả deal giá đòi hỏi chính sách quá nhiều và ít khi từ chối thẳng thừng
=> Phong thái nói chuyện và các mẫu câu mà họ hay sử dụng như là:
  - Anh rất xin lỗi vì không quyết định được ngay anh có thể cân nhắc thêm và ngày, và em gọi lại cho anh nhé Khi đó anh sẽ có quyết định cho em.
  - Em thấy làm việc với anh thế nào?
  - Cứ thoải mái trao đổi đi em
=> Với dạng tâm lý này, mà sale có khả năng thao túng tốt, rất dễ chốt đơn!
Một số lưu ý với dạng tâm lý này: (Vì rất có thể đây là khách hàng lớn)
  - Với kiểu người hòa nhã khách hàng TỪ CHỐI không có nghĩa là bạn sẽ mất CƠ HỘI bán hàng. Vì đây là dạng tâm lý dễ thay đổi quyết định, phụ thuộc vào kỹ năng của Sale. Vì vậy Sale cần bám khách hàng rất kỹ mối quan hệ để khách hàng nhớ đến. (Hãy như 1 chàng hậu về và kèm chặt khách hàng) 
  - Khách hàng không muốn làm Sales hoặc đối tác buồn, thất vọng! Nên nếu Sale chưa chốt được đơn, có thể tạo áp lực nhất định lên khách hàng, đánh vào tình thương để đẩy nhanh tốc độ chốt. (Áp dụng cho sale mới, đi xin khách hàng chốt đơn, đủ doanh số, KPI,...)
  - Khách hàng hòa nhã không quá quan tâm đến giá (ít mặc cả), chỉ cần khai thác được cảm xúc/cảm giác của khách hàng và Sale lúc này có thể mạnh dạn deal với khách hàng về chính sách, chế độ, chia sẻ các khó khăn.
  - Và sau cùng có thể nói ảm ơn khách hàng thể hiện sư chân thành (có thể bằng các quà tặng nhỏ).

5. Bán cho khách hàng được giới thiệu
5.1 Mục Tiêu
- Chốt đơn (Vì tệp khách hàng có mức độ tin tưởng cực kỳ cao luôn - Phải 80% là chốt chốt chốt)
- Nên tạo uy tín cho khách hàng và đảm bảo được sự an tâm cho ngừoi giới thiệu
- Khiến khách hàng này trở thành khách hàng tìm năng và đi giới thiệu cho bạn (Đỉnh kouttt luôn dòi á)
- Và hãy gửi commision cho người giới thiệu nhé (Dẫn đi nhậu hoặc $$$)

5.2 Quy Trình Bán Hàng
- Bước 1: Chào hỏi, nhắc tên người giới thiệu + mối quan hệ nếu có + sản phẩm khách đang quan tâm.
=> Nên thông báo trước giờ nào sẽ gọi, trách khách hàng nhầm lẫn với sale nào đó (lỡ có bị chọt kkkk)
- Bước 2: Hãy giới thiệu về doanh nghiệp, thành tựu, về sản phẩm, công năng... Hãy cố gắng tạo sự gần gũi và đóng gói giải pháp nhu cầu cho khách hàng.
- Bước 3: Đặt vấn đề và tìm hiểu khách hàng đang cần gì? Đưa ra giải pháp cụ thể (kèm với chi phí + thời gian) 
=> Khách hàng này khả năng 80% là chốt rồi! Nên thiệt sự cũng không biết ghi gì hết hâhhahahaa!
Read More

Wednesday, January 3

Published Wednesday, January 03, 2024 by with 0 comment

22 CÁCH GIÚP TỐI ƯU QUẢN LÝ VÀ TĂNG DÒNG TIỀN TRONG KINH DOANH

Nếu b.á.n h.à.ng là c.ơ b.ắ.p của một doanh nghiệp thì dòng tiền chính là dòng m.á.u nuôi sống doanh nghiệp đó. Dưới đây là ch.iến lược để tăng số dư tiền m.ặt và tăng tốc độ dòng chảy tiền m.ặt 

1. GỬI TIỀN VÀO CÁC TÀI KHOẢN SINH LỜI (INTEREST-EARNING ACCOUNT)

Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều có cơ chế trả lãi cho các tài khoản giao dịch , mặc dù có yêu cầu một số dư tối thiểu nhất định. Vì lãi suất của loại tài khoản này thường thấp hơn lãi suất của tài khoản tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi (CD) hoặc tài khoản tiền tệ , do đó hãy giữ phần lớn số tiền của bạn trong các tài khoản thanh toán cao hơn. Sau đó, chuyển các khoản tiền cần thiết từ tài khoản thanh toán cao hơn để đáp ứng yêu cầu số dư tối thiểu trong tài khoản giao dịch có trả lãi cộng với tổng số thanh toán dự kiến ​​sẽ đến hạn vào tuần hoặc tháng đó.

Rõ ràng việc giữ cho thanh khoản tiền mặt là điều rất quan trọng, vì vậy, hãy tránh các CD dài hạn, đầu tư vào CD không có hình phạt hoặc chỉ đầu tư một phần tiền mà bạn sẽ không cần dùng đến cho đến khi CD đáo hạn. Ngoài ra, hãy yêu cầu khách hàng của bạn thực hiện thanh toán trực tiếp vào tài khoản có lợi nhuận cao hơn cho các khoản phải thu để có được tiền lãi ngay lập tức.

2. BÁN HOẶC THU HỒI HÀNG LỖI THỜI, TỒN KHO 

Các thiết bị vô ích, lỗi thời và không hoạt động chiếm nhiều không gian và vốn liếng có thể được sử dụng hiệu quả hơn. Thiết bị đã được sở hữu trong một thời gian dài hơn thường sẽ có giá trị sổ sách bằng hoặc ít hơn giá trị còn lại, do đó, việc b.án h.àng có thể dẫn đến thu nhập chịu thuế. Lợi ích này nên được báo cáo trên hồ sơ thuế của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn phải bán dưới giá trị sổ sách, bạn sẽ phải chịu một khoản lỗ thuế, có thể được sử dụng để bù đắp lợi nhuận khác của công ty.

Hàng tồn kho dư thừa có thể nhanh chóng trở nên lỗi thời và vô giá trị khi yêu cầu của khách hàng thay đổi và các vật liệu mới được ra mắt. Cân nhắc bán bất kỳ hàng tồn kho nào không có khả năng được sử dụng trong 12 tháng tới trừ khi chi phí để giữ lại là tối thiểu và tiền thu được từ việc bán sẽ không đáng kể.

3. YÊU CẦU ĐẶT CỌC TRÊN ĐƠN ĐẶT HÀNG LỚN HOẶC THÔNG THƯỜNG

Khi làm việc với một đơn hàng duy nhất hoặc thông thường , yêu cầu một chi phí bỏ ra an toàn bằng tối thiểu 50% tổng giá trị. Các sản phẩm có một không hai có giá trị doanh thu giới hạn, thường chỉ dành cho người hoặc công ty đặt hàng. Nếu không có tiền đặt cọc, bạn có thể đối mặt với rủi ro là khoản phí phải trả bị giảm tại thời điểm giao hàng Có một khoản tiền đặt cọc sẽ làm giảm khả năng tổn thất tài chính trong tình huống xấu nhất. Để chắc chắn rằng khách hàng hiểu chính sách của bạn và đưa nó vào hợp đồng để tránh những khó khăn trong tương lai.
Ngược lại, nên tránh những khoản đặt cọc với nhà cung cấp của bạn khi đặt hàng. Yêu cầu xem xét lịch sử tín dụng của bạn và mối quan hệ tốt đẹp giữa hai công ty thay vì yêu cầu tiền mặt của bạn, cái mà có thể sẽ được sử dụng tốt hơn ở nơi khác.

4. THANH TOÁN THEO GIAI ĐOẠN TRÊN CÁC HỢP ĐỒNG DÀI HẠN VÌ LỢI ÍCH CỦA BẠN

Một số khách hàng, do quy mô hoặc chính sách của họ, sẽ từ chối ký kết hợp đồng đã được đặt cọc ban đầu. Thay vì mất cơ hội làm ăn, hãy thương lượng các điều khoản thanh toán và điểm chuẩn vượt quá hoặc song song với chi phí của bạn.

Ví dụ: Một hợp đồng xây dựng thông thường có thể cho phép thanh toán 15% khi hoàn thành về mặt kỹ thuật, thêm 25% khi vật liệu được giao đến công trường và 50% số tiền hợp đồng ở các điểm chuẩn tiến độ cụ thể. 10% còn lại của giá hợp đồng thường được giữ bởi người mua cho đến khi kiểm tra và chấp nhận hoàn toàn.

5. NHẬN BIẾT “VƯỢT PHẠM VI DỰ ÁN” VÀ SỬ DỤNG ĐƠN HÀNG THAY ĐỔI KHI CÓ THỂ DÙNG ĐƯỢC

Nếu sản phẩm của bạn được bán với bất kỳ điều kiện nào kèm theo, hoặc dịch vụ bạn cung cấp được xác định trong hợp đồng giữa bạn và người mua, bạn phải nhận thức được các yêu cầu chính xác mà bạn mong đợi. Bất kỳ thay đổi nào trong các yêu cầu đó có thể cho phép bạn tìm kiếm thêm tiền phụ thuộc vào hiệu suất công việc. Thất bại trong việc tìm kiếm khoản bồi thường phù hợp sẽ gây hại cho công ty của bạn theo hai cách: Bạn không nhận được thêm tiền và chi phí của bạn tăng lên.

6. GIẢM GIÁ ƯU ĐÃI CHO VIỆC THANH TOÁN NHANH

Phát triển chương trình giảm giá để khuyến khích thanh toán nhanh, thu tiền nợ cho bạn càng nhanh càng tốt. Điều khoản thanh toán thông thường cho phép thời hạn 30 ngày để chuyển tiền sau khi nhận được hóa đơn, chiết khấu 2% nếu được thanh toán trong vòng 10 ngày . Bạn có thể cung cấp nhiều hơn, ít hơn hoặc không giảm giá cho thanh toán, tùy thuộc vào nhu cầu của bạn và khách hàng của bạn.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng khả năng bạn đưa ra chính sách thu hồi sẽ phụ thuộc vào sức mạnh tương đối của bạn so với khách hàng. Một tài khoản lớn có thể được giảm giá và vẫn trả chậm.

7. XỬ PHẠT NHỮNG NGƯỜI TRẢ CHẬM VỚI LÃI SUẤT TIỀN PHẠT

Một hình phạt dành cho những người trả tiền chậm là “cây gậy “trong chính sách “ cây gậy và củ cà rốt “ , “củ cà rốt “ có nghĩa là giảm giá cho thanh toán sớm. Mặc dù việc thu lãi có thể không thực hiện được trong mọi trường hợp, sự hiện diện của chính sách sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của thanh toán đúng hạn đối với khách hàng.

8. HỢP ĐỒNG VỚI CÔNG TY THU NỢ CHO CÁC TÀI KHOẢN CŨ PHẢI THU 

Theo đuổi các tài khoản cũ phải thu đòi hỏi sự cống hiến và thời gian, và có thể nhanh chóng đạt đến điểm giảm lợi nhuận cho nhân viên của bạn.

Rất ít doanh nghiệp nhỏ có các nguồn lực, đào tạo hoặc kinh nghiệm để theo đuổi hiệu quả các tài khoản quá hạn. Hơn nữa, những khách hàng quá 60 ngày chưa thanh toán mà không có lý do chính đáng thì hiếm khi được tiếp tục đảm bảo mối quan hệ và thường yêu cầu các biện pháp cứng rắn để buộc thanh toán.

Các bên thứ ba thu nợ hộ rất giỏi làm việc với các tài khoản đó và thường sẵn sàng theo đuổi việc thu tiền bằng chi phí của mình để đổi lấy phần trăm tiền lãi thu được. Trong một số trường hợp, các bên này sẽ chỉ đơn giản là mua khoản nợ quá hạn từ doanh nghiệp với giá chiết khấu và chịu mọi rủi ro về việc thu nợ.

Mặc dù chi phí cho việc thu nợ của bên thứ ba khi so sánh với số dư tài khoản ban đầu là quá cao, nhưng sự thay thế của bạn có thể không có khoản thanh toán nào cả.

9. SỬ DỤNG ĐĂNG KÝ B.ÁN H.ÀNG

Nếu sản phẩm của bạn thường xuyên được tiêu thụ và mua lại nhiều lần trong năm, hãy lập một chương trình đăng ký trong đó khách hàng trả trước cho sản phẩm và giao hàng.

Báo chí, tạp chí, truyền hình cáp, các khu tham quan và bảo trì hồ bơi là những ví dụ về các sản phẩm và dịch vụ cho vay theo mô hình đăng ký. Ngoài việc nhận tiền mặt để trang trải chi phí trong tương lai, bạn có những lợi thế của việc đảm bảo doanh số trong tương lai và lên lịch trình tài nguyên dễ dàng hơn.

10. CHƯƠNG TRÌNH B.ÁN H.À.NG LAYAWAY

Các chương trình Layaway rất phổ biến trước khi sử dụng rộng rãi thẻ tín dụng cá nhân vào cuối những năm 1950. Chương trình Layaway cho phép khách hàng chọn một sản phẩm cụ thể, sau đó sẽ được mua và giao hàng trong tương lai khi thanh toán đã được hoàn thành. Người bán có quyền sử dụng tiền mặt trước khi phát sinh chi phí của sản phẩm. Hạch toán kế toán đặc biệt của tiền mặt nhận được là bắt buộc, vì vậy hãy chắc chắn kế toán của bạn biết về chương trình.

11. BẮT ĐẦU MỘT KHOẢN TÍN DỤNG PHẢI THU 

Bất chấp những nỗ lực tốt nhất, ngay cả các công ty được quản lý tốt nhất cũng phải chịu một khoảng trễ giữa chi phí sản xuất sản phẩm - chi phí đầu tư - và nhận thanh toán sau khi bán - dòng tiền vào. Độ trễ này được thể hiện bằng số dư tài khoản phải thu như một tài sản hiện tại trên sổ sách của công ty.

Hầu hết các ngân hàng sẵn sàng cho vay tới 80% số dư tài khoản phải thu, từ đó cung cấp tiền mặt cho người vay tại thời điểm cho vay, thay vì chờ đợi cho đến khi tài khoản được thu thập. Số tiền cho vay thay đổi lên xuống khi các tài khoản cũ được thu thập và các tài khoản mới được thêm vào khoản vay. Trong khi khoản vay được thế chấp bằng các khoản phải thu, công ty - và có thể là chủ sở hữu của công ty - vẫn là người bảo lãnh cho khoản nợ.

12. THIẾT LẬP MỘT HÀNG TỒN KHO TÍN DỤNG 

Hàng tồn kho nguyên liệu, sản phẩm trong quá trình sản xuất và thành phẩm đang chờ bán được coi là tài sản hiện tại và đòi hỏi chi phí tiền mặt đáng kể để có được và duy trì chúng.

Người cho vay, nhận ra giá trị và khả năng những vật liệu tồn kho này sẽ chuyển đổi thành doanh thu trong tương lai gần và trung gian, sẽ chấp nhận hàng tồn kho dưới dạng tài sản thế chấp và tỷ lệ cho vay của số dư hàng tồn kho dựa trên thành phần của nó - trong hầu hết các trường hợp, lên tới 50% giá trị của nó.

Giống như một khoản vay phải thu, số dư sẽ thay đổi lên xuống khi mức tồn kho thay đổi và người vay sẽ vẫn là người bảo lãnh. Các khoản vay hàng tồn kho gây rắc rối cho người vay vì hàng tồn kho vật lý phải được lấy thường xuyên và có giá trị theo giá thị trường hiện tại, thường là hàng tháng và sau đó được đối chiếu với giá trị sổ sách của công ty và ngân hàng. 

13. TIẾN HÀNH SẮP XẾP HOẠT ĐỘNG MUA BÁN NỢ 

Hoạt động mua bán nợ thường liên quan đến một bên thứ ba, công ty tài chính phi ngân hàng, hoặc “người ăn hoa hồng ”, có thể tăng tỷ lệ thương lượng, từ 75% đến 80%, trong các tài khoản cá nhân trong số dư tài khoản phải thu.

Khi các tài khoản được thu thập bởi công ty, khoản tạm ứng được trả hết, cộng với một khoản phí cho người ăn hoa hồng. Trong một số trường hợp, người ăn hoa hồng có thể mua các tài khoản với giá chiết khấu và chịu trách nhiệm và rủi ro của việc thu tiền.
Cho dù công ty hoặc chủ sở hữu vẫn là người bảo lãnh các tài khoản là vấn đề thương lượng giữa công ty và người ăn hoa hồng. Sắp xếp hoạt động mua bán nợ thường đắt hơn (nhưng ít hạn chế hơn) so với các khoản cho vay phải thu tại các ngân hàng được quy định, vì vậy chỉ nên thực hiện một thỏa thuận sau khi một thỏa thuận cho vay phải thu tài khoản tiêu chuẩn đã bị từ chối.

CÁC CHIẾN LƯỢC ĐỂ GIẢM VÀ TRÌ HOÃN RÚT TIỀN MẶT 

14. ĐẶT BẢNG LƯƠNG THEO CHU KỲ HAI THÁNG MỘT LẦN 

Chương trình thanh toán hai tháng một lần yêu cầu 24 chu kỳ thanh toán mỗi năm trái ngược với 26 chu kỳ thanh toán cho chương trình thanh toán hai tuần một lần, do đó giảm chi phí hành chính trong việc thu thập, xác minh và lập bảng thông tin bảng lương.

Tiết kiệm chi phí bổ sung có sẵn bằng cách sử dụng tiền gửi trực tiếp vào tài khoản ngân hàng của nhân viên, thay vì viết và giao tiền lương. Chuyển tiền cho bảng lương ngay trước thời hạn trả lương từ tài khoản kiểm tra thu nhập lãi thường xuyên của công ty.

15. SỬA CHỮA THAY VÌ THAY THẾ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 

Các phương tiện đi lại nếu được bảo trì đúng cách sẽ dễ dàng đi được 100.000 dặm trở lên. Máy móc hiện đại cũng bền và cung cấp dịch vụ trong nhiều năm.

Ví dụ, máy kéo John Deere, máy ủi bánh xích và thiết bị đường bộ từ những năm 1950 và 1960 vẫn được sử dụng trên toàn quốc. Máy móc văn phòng thường trở nên lỗi thời trước khi nó bị hao mòn. 

ĐỂ GIẢM THIỂU HOẶC LOẠI BỎ NHỮNG KHOẢN SỬA CHỮA VÀ THAY THẾ TỐN KÉM:

Thiết lập một chương trình bảo trì thường xuyên cho thiết bị.
Sử dụng các bộ phận được tân trang và thay thế từ các nhà cung cấp và nhà sản xuất bên thứ ba khi cần thiết, thay vì các bộ phận được sản xuất ban đầu.

Hợp đồng với một cơ sở sửa chữa địa phương để xử lý các sửa chữa phức tạp hoặc bảo trì vượt quá khả năng trong nhà. Độc quyền thương mại cho một mức giá chiết khấu.

16. TỪ CHỐI LỜI KÊU GỌI CỦA CÔNG NGHỆ MỚI

Các sản phẩm mới, đặc biệt là các thiết bị điện tử, liên tục được giới thiệu với các tính năng tiên tiến. Nhưng trước khi không chịu nổi sự kích thích của qu.ảng c.áo, hãy xác nhận rằng các tính năng mới sẽ cung cấp và cải tiến hiệu suất có ý nghĩa trong cách bạn sử dụng sản phẩm đó trong doanh nghiệp của mình.

Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ khám phá ra rằng lợi ích không xứng đáng với chi phí tăng thêm. Hãy cứ sử dụng thiết bị hiện tại của bạn cho đến khi không thể sửa chữa nó với chi phí chính đáng hoặc cho đến khi yêu cầu công việc thay đổi và yêu cầu nâng cấp thiết bị.

17. MUA THIẾT BỊ ĐÃ QUA SỬ DỤNG, KHÔNG MỚI 

Thiết bị đã qua sử dụng trong điều kiện tốt thường có thể thực hiện các công việc cần thiết như một bộ máy mới. Nếu bạn cần thiết bị, hãy tìm kiếm các qu.ảng c.áo và đấu giá trong khu vực của bạn, đặc biệt tìm kiếm các công ty có tài sản bị tịch thu và đang được người cho vay bán.

Bạn có thể mua sản phẩm chất lượng, thiết bị đã qua sử dụng để tiết kiệm tới 80% giá thiết bị mới, mà không bị suy giảm công dụng tương đương.

18. TÁI THƯƠNG LƯỢNG CÁC KHOẢN NỢ CỐ ĐỊNH ĐỂ THANH TOÁN THẤP HƠN

Trong những năm gần đây, lãi suất đã giảm. Và do hậu quả của suy thoái kinh tế, chính phủ liên bang cũng đã khởi xướng một số chương trình để kích thích ngân hàng cho các doanh nghiệp nhỏ vay, cũng như bảo lãnh từ Cục quản lý xí nghiệp nhỏ Hoa Kỳ để tạo điều kiện cho vay.

Xem lại các hạn mức tín dụng hiện tại của bạn để xác định xem bạn có thể đủ điều kiện hưởng lãi suất thấp hơn hay thời hạn kéo dài hay không. Nếu có thể, hãy xem xét thêm một dòng tín dụng có thể được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Luôn chắc chắn đọc và hiểu các điều kiện gắn liền với LOC , bao gồm chi phí, thời lượng và bất kỳ điều kiện nào để có thể sử dụng nó.

19. TRÌ HOÃN NÂNG CẤP SẢN PHẨM

Nâng cấp công nghệ - phần mềm và phần cứng - xảy ra vài lần mỗi năm. Thông thường, sự thay đổi giữa một phiên bản và phiên bản tiếp theo là tối thiểu hoặc thêm các tính năng mà bạn sẽ không sử dụng. Hãy thận trọng khi mua hoặc nâng cấp máy tính để bàn, điện thoại di động, v.v.

Hãy xem xét phần mềm nguồn mở, thường miễn phí hoặc có sẵn cho một khoản đóng góp nhỏ. Nếu phần mềm cung cấp bảo mật gia tăng đối với dữ liệu của bạn bằng cách ngăn chặn các tin t.ặc ph.á h.ủy hoạt động kinh doanh của bạn để đe dọa bạn , bạn nên suy nghĩ nghiêm túc trước khi quyết định không nâng cấp. An toàn và bảo mật luôn được đặt lên hàng đầu.

20. TRÌ HOÃN THANH TOÁN CHO NHÀ CUNG CẤP

Trì hoãn thanh toán cho các nhà cung cấp đến ngày cuối cùng có thể phù hợp với các điều khoản b.án h.àng. Nếu không có hình phạt cho các khoản thanh toán muộn, hãy đặt chu kỳ thanh toán từ 45 đến 60 ngày kể từ khi nhận hóa đơn. Mặc dù làm chậm dòng tiền ra là rất quan trọng, nhưng điều quan trọng không kém là duy trì xếp hạng tín dụng tốt và quan hệ thân mật với các nhà cung cấp quan trọng.

Xin lưu ý rằng thanh toán chậm có thể dẫn đến mối liên hệ với nhà cung cấp sẽ bị ảnh hưởng. Trong những trường hợp đó, hãy cảnh giác rằng tất cả các khoản thanh toán trong tương lai như đã hứa. Nếu bạn buộc phải trì hoãn thanh toán, hãy liên hệ với nhà cung cấp càng sớm càng tốt với lời giải thích và kế hoạch đối với khoản nợ của bạn.

21. SẢN PHẨM TRAO ĐỔI CHO HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ

Tiếp cận những nhà cung cấp cũng là khách hàng về một giao dịch mà trong đó mỗi công ty nhận được tất cả hoặc một phần khoản thanh toán tương ứng của họ dưới dạng thành phẩm.

Do giá trị trao đổi thường được đặt ở mỗi giá bán lẻ tương ứng của một công ty, nên một thỏa thuận đổi hàng có hiệu quả cung cấp một mức chiết khấu trực tiếp với số tiền bằng với biên lợi nhuận ròng trên sản phẩm của bạn và cho phép bạn duy trì số tiền được sử dụng.

Từ góc độ thuế thu nhập, các sản phẩm bạn nhận được từ các nhà cung cấp của bạn phải được báo cáo là tổng thu nhập trong năm nhận, trong khi hàng hóa hoặc dịch vụ bạn cung cấp là giá vốn hàng hóa.

22. SỬ DỤNG TIỀN MẶT, KHÔNG PHẢI TÍN DỤNG, ĐỂ GIẢM GIÁ NHIỀU HƠN

Mặc dù chiến lược này có thể xuất hiện trái với nhu cầu lưu trữ tiền mặt, nhưng nó cho thấy sự cần thiết phải luôn linh hoạt mọi lúc trong mọi loại môi trường thị trường.

Trong suốt thời gian khó khăn, các mục tiêu của nhà cung cấp có thể là tiến hành dự trữ tiền mặt càng nhiều càng tốt, ưu tiên tiền mặt hơn lợi nhuận. Trong những trường hợp đó, họ có thể tung ra giảm giá mạnh để đổi lấy tiền mặt. Nếu chiết khấu lớn hơn cho thấy công dụng của tiền mặt, hãy lấy nó.

Tương tự, nếu bạn trả bằng tiền mặt khi mua hàng có giá trị nhỏ, nên thương lượng giảm giá thêm từ người bán vì bạn đang tiết kiệm cho họ phí xử lý thẻ tín dụng. Nếu họ không sẵn sàng giảm giá, hãy sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán, nhưng phải trả phí cho công ty thẻ tín dụng trước khi tiền lãi được ghi nợ vào tài khoản.

Nếu bạn sử dụng một trong các loại thẻ tín dụng doanh nghiệp nhỏ tốt nhất, bạn sẽ nhận được thêm phần thưởng - dặm hoặc điểm cho các hãng hàng không, khách sạn và các bữa ăn - sẽ tiết kiệm được tiền ở nơi khác.

CUỐI CÙNG 

Nguồn gốc của biểu hiện “tiền mặt là vua” là không rõ, nhưng hiệu lực của nó trong thế giới kinh doanh chưa bao giờ bị chối bỏ. Apple, công ty đã tạo ra những sản phẩm mang tính biểu tượng như iPhone và iPad, được cho là có sẵn 100 tỷ đô la tiền mặt để tận dụng những món hời bất ngờ hoặc trang trải chi phí khi doanh số thấp hơn dự kiến.

Sự linh hoạt về tài chính rất quan trọng đối với mọi công ty, đặc biệt khi môi trường kinh tế trong tương lai không rõ ràng. Sử dụng các chiến lược dòng tiền được đề xuất ở trên có thể xây dựng số dư ngân hàng của bạn, mở rộng số lượng những chiến lược có sẵn cho bạn với tư cách là một công ty và giảm khả năng bạn sẽ bị buộc phải thực hiện các hành động khó chịu hoặc gây phiền nhiễu. 


Read More