Friday, May 2

Published Friday, May 02, 2025 by with 0 comment

60 công cụ AI

30 NGÀY - 60 CÔNG CỤ A.I DỰNG VIDEO SIÊU TỐC – KHÔNG BIẾT EDIT VẪN LÊN TRIỆU VIEW
“Ngày xưa dựng video phải học kỹ năng cả năm.
Bây giờ dựng video chỉ cần biết gõ chữ và bấm đúng chỗ.”
– Minh Trí AIMAR
 
Mình không phải người giỏi edit. Mà mình chỉ cần giỏi chọn đúng công cụ phù hợp.
Cách đây vài năm, dựng 1 video:

Ít thì 2–3 tiếng, nhiều thì 1–2 ngày.

Phải học Premiere, After Effects, Sony Vegas cho bằng bạn bằng bè.

Còn giờ?
→ 5 phút. Một dòng mô tả. Một cú click chuột.
→ Và bạn có video lên TikTok, YouTube Shorts, Facebook Reels… ngon lành cành đào.

Đây –Trí biên soạn tặng bạn danh sách 30 ngày – 60 công cụ A.I giúp dựng video cực nhanh, cực mượt
Cách dùng:

Mỗi ngày khám phá 2 tool: 1 tool dễ xài, 1 tool xịn sò mới mẻ hơn.
Sau 1 tháng: kỹ năng dựng video của bạn sẽ khác bọt!

Danh sách đầy đủ:
Ngày 1:

Pictory – Chuyển blog/văn bản thành video: pictory.ai

DeepBrain AI – Video avatar AI cực tự nhiên: deepbrain  .io

Ngày 2:

InVideo AI – Nhập 1 dòng mô tả thành video đầy đủ: invideo.io

Runway Gen-2 – Tạo video từ mô tả text: runwayml.com

Ngày 3:

Canva Video – Dựng video kéo thả đơn giản: canva.com/video

Kaiber AI – Tạo visual music video từ ảnh và text: kaiber .ai

Ngày 4:

Lumen5 – Biến bài viết thành video hoạt họa: lumen5 .com

Waymark – Video quảng cáo truyền hình tự động: waymark .com

Ngày 5:

Descript – Chỉnh video như Word, thêm voiceover AI: descript.com

Opus Clip – Cắt tự động shorts TikTok/YouTube từ video dài: opus.pro

Ngày 6:

Magisto – Biên tập footage raw thành video chuyên nghiệp: magisto.com

Veed.io – Chỉnh sửa video, auto sub, hiệu ứng: veed.io

Ngày 7:

FlexClip – Biến kịch bản thành video marketing: flexclip.com

Storyblocks Maker – Kho template dựng clip nhanh: storyblocks.com/maker

Ngày 8:

Wisecut – Tự động cắt im lặng, thêm sub nhạc nền: wisecut.video

Unscreen – Xoá phông nền video online: unscreen.com

Ngày 9:

Animoto – Làm video marketing dạng kéo thả: animoto.com

Steve AI – Chuyển text thành hoạt hình hoặc presenter AI: steve.ai

Ngày 10:

Nova A.I. – Gắn tag, phân loại video tự động bằng AI: nova-ai.com

Fliki – Chuyển text thành video voiceover tự nhiên: fliki.ai

Ngày 11:

Kapwing AI – All-in-one edit video TikTok, Shorts: kapwing.com

BigVu – Video đọc kịch bản + dựng nhanh: bigvu.tv

Ngày 12:

QuickVid AI – Làm video ngắn siêu tốc cho mạng xã hội: quickvid.ai

HeyGen – Presenter AI cực giống người thật, hỗ trợ tiếng Việt: heygen.com

Ngày 13:

Content Samurai (Vidnami) – Biến nội dung thành video: contentsamurai.ai

Synthesia – Video người dẫn AI bằng text: synthesia.io

Ngày 14:

Peech AI – Tạo video nội bộ nhanh cho doanh nghiệp: peech-ai.com

Lovo.ai – Tạo giọng đọc AI cực thật: lovo.ai

Ngày 15:

Offeo – Dựng video quảng cáo nhỏ gọn đẹp mắt: offeo.com

Kamua – Tự động crop video theo nền tảng: kamua.com

Ngày 16:

Muse.ai – Lưu trữ video + tìm kiếm nội dung thông minh: muse.ai

Rephrase.ai – Dựng video quảng cáo cá nhân hóa: rephrase.ai

Ngày 17:

Veed Translate – Dịch phụ đề video sang đa ngôn ngữ: veed.io/tools/translate-video

Vizard AI – Biến webinar thành chuỗi clip ngắn: vizard.ai

Ngày 18:

Movio.la – Video AI avatar tự nhiên: movio.la

Speechify Video – Text to Video + giọng đọc cực nhanh: speechify.com/video

Ngày 19:

Type Studio – Edit video bằng text cực đơn giản: typestudio.co

TTSMaker – Tạo voiceover tiếng Việt miễn phí: ttsmaker.com

Ngày 20:

Vidyo AI – Auto cắt highlight cho shorts, reels: vidyo.ai

Designs.ai Videomaker – Làm TVC quảng cáo từ mô tả: designs.ai/tools/video

Ngày 21:

Clipchamp – Dựng video nền web đơn giản nhanh chóng: clipchamp.com

Beatoven.ai – Tạo nhạc nền AI cho video: beatoven.ai

Ngày 22:

Wisecut Translate – Dịch video đa ngôn ngữ + auto sub: wisecut.video

ElevenLabs Video – Voiceover AI chất lượng điện ảnh: elevenlabs.io

Ngày 23:

Animaker – Tạo animation video đơn giản dễ thương: animaker.com

Rawshorts – Tạo animation từ nội dung text: rawshorts.com

Ngày 24:

Storykit – Video content marketing tự động: storykit.io

Supercreator.ai – Tạo nội dung ngắn tự động từ ý tưởng: supercreator.ai

Ngày 25:

Pika Labs – Biến prompt thành animation video: pika.art

Ssemble – Edit teamwork video theo thời gian thực: ssemble.com

Ngày 26:

Quickpage – Video bán hàng cá nhân hóa gửi khách: quickpage.io

WowTo – Video hướng dẫn nhanh cho sản phẩm: wowto.ai

Ngày 27:

Animatron Studio – Tạo animation cao cấp online: animatron.com

DeepSwap – Deepfake đổi mặt nhanh vào video: deepswap. ai

Ngày 28:

Splasheo – Dựng video testimonial chuyên nghiệp: splasheo.com

Papercup – Dịch + voiceover AI đa ngôn ngữ cho video: papercup.com

Ngày 29:

Movavi Video Editor AI – Edit video nhanh, AI hỗ trợ tự động: movavi.com/videoeditor

Wisecut Voice Enhancer – Cải thiện âm thanh video AI: wisecut.video

Ngày 30:

Synths.video – Chuyển blog thành video YouTube chuẩn SEO: synths.video

D-ID Creative Reality – Tạo video AI người ảo cực thật: d-id.com

Và mình chỉ dùng thêm CAPCUT PRO để cắt ghép, chỉnh sửa tiện lợi nhanh chóng nhất

Hãy nhớ
Bạn không cần thêm 100 lý do để trì hoãn.
Bạn chỉ cần bắt đầu.
Bắt đầu từ 1 công cụ hôm nay.
Bắt đầu từ 1 clip đơn giản, 15–30 giây.

Chậm 1 ngày với A.I là tụt hậu 10 bước so với người dám hành động.
Read More

Tuesday, April 15

Published Tuesday, April 15, 2025 by with 0 comment

Quyết tâm trở thành doanh nhân từ tay trắng

 

Tuyệt vời! Quyết tâm trở thành doanh nhân từ tay trắng là một hành trình đầy thử thách nhưng cũng cực kỳ thú vị và đáng giá. Mình sẽ giúp bạn xây dựng một kế hoạch khởi nghiệp từ con số 0, tương tự cách nhiều doanh nhân thành công đã bắt đầu. Kế hoạch gồm 7 bước lớn:


🧭 1. Xác định rõ "vì sao" bạn muốn làm doanh nhân

  • Tự do tài chính? Làm chủ thời gian? Đam mê kinh doanh?

  • Viết ra lý do cá nhân và mục tiêu cụ thể (ngắn hạn và dài hạn)

👉 Lý do này sẽ là động lực lớn nhất giúp bạn vượt qua khó khăn về sau.


🔍 2. Tìm lĩnh vực phù hợp với bạn

  • Hỏi bản thân: Bạn giỏi gì? Yêu thích gì? Hiểu thị trường nào?

  • Ví dụ:

    • Du lịch, lưu trú → mở công ty booking, làm affiliate, xây kênh cá nhân

    • Ẩm thực → bán món đặc sản online

    • Dịch vụ số → content, thiết kế, digital marketing

👉 Chọn một thị trường mà bạn đã có chút kinh nghiệm hoặc dễ tiếp cận nhất.


🧠 3. Học những kỹ năng nền tảng cần thiết

  • Marketing online (Facebook Ads, SEO, content)

  • Kỹ năng bán hàng

  • Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, thương lượng

  • Quản lý tài chính cơ bản

📚 Học qua YouTube, sách, khóa online rẻ (Udemy, Kyna, Unica…)


💡 4. Bắt đầu từ mô hình nhỏ – ít rủi ro

  • Không cần thuê mặt bằng, không cần nhiều vốn ban đầu

  • Gợi ý:

    • Làm dịch vụ booking phòng, tour theo mô hình CTV/affiliate

    • Bán hàng online qua Shopee, TikTok, Facebook

    • Mở kênh TikTok hoặc blog kiếm tiền (về du lịch, khách sạn, Đà Lạt…)

👉 Tập trung giải quyết một vấn đề nhỏ cho một nhóm người rõ ràng.


💰 5. Tận dụng các nguồn lực miễn phí

  • Dùng mạng xã hội để xây thương hiệu cá nhân

  • Dùng Canva để thiết kế

  • Dùng ChatGPT để viết content, bài bán hàng

  • Nhờ bạn bè, người quen hỗ trợ, phản hồi


📈 6. Tái đầu tư lợi nhuận và xây hệ thống

  • Có đơn hàng đầu tiên → trích lợi nhuận tái đầu tư (ads, công cụ, thuê người)

  • Lập fanpage, xây website, xây email list

  • Tìm thêm đối tác, cộng tác viên


🧱 7. Xây tầm nhìn doanh nghiệp

  • Đặt tên thương hiệu, câu chuyện thương hiệu

  • Xác định chiến lược dài hạn: sẽ mở rộng như thế nào?

  • Định vị bản thân là doanh nhân – nghĩ lớn, làm đều

Read More

Saturday, February 15

Published Saturday, February 15, 2025 by with 0 comment

Nếu bạn đang buồn bực vì công việc, hãy đọc bài viết này

 1) Nếu ngày hôm nay em cảm thấy buồn bực vì bị sếp trách mắng khi làm sai, hãy cảm thấy mình may mắn. Vì hệ quả do em tạo ra, công ty đã gánh lấy toàn bộ. Thứ em nhận lấy là một bài học kinh nghiệm và những lời khuyên răn. Thứ công ty nhận lấy là thiệt hại có thể đo đếm bằng tiền.


2) Nếu ngày hôm nay em cảm thấy buồn bực vì một quy trình ngu ngốc em đang phải theo, hãy cảm thấy mình may mắn. Vì em có cơ hội nhìn thấy một thứ sai, để tìm ra một điều gì đó đúng. Vì em có cơ hội chứng minh mình hữu dụng, bằng cách đưa ra những cải tiến cho nơi đang trả lương cho mình.


3) Nếu ngày hôm nay em cảm thấy buồn bực vì đồng nghiệp thị phi sau lưng hoặc không đủ hợp tác, hãy cảm thấy mình may mắn. Vì em có cơ hội tạo ra những tác động tốt đẹp đến người khác, bằng chính phản ứng của mình. Vì em có cơ hội trui rèn nhân cách, nuôi dưỡng sự bao dung, và chấp nhận những điều khác biệt.


4) Nếu ngày hôm nay em cảm thấy buồn bực vì công việc không suôn sẻ, và đối tác không ra gì, hãy cảm thấy mình may mắn. Vì em được học cách xử lý những rắc rối, và kiểm soát các mối quan hệ. Vì em sẽ hiểu bài toán win-win khó khăn nhưng đáng giá như thế nào.


5) Nếu ngày hôm nay em chọn cách dừng lại, và bỏ việc. Hãy chắc chắn rằng đó là một quyết định sáng suốt, vì chính tương lai của em, cho những cơ hội tốt hơn. Hãy chắc chắn rằng em đã nỗ lực hết sức, và học hỏi đủ nhiều. Hãy chắc chắn rằng em đã không bỏ đi vì những thứ bất đắc ý em đang phải đối diện, vì một lần bỏ cuộc bởi khó khăn, là một lần mài mòn ý chí. Hãy biết ơn nơi đã bao dung cho những sai sót của mình. Và hãy thấy may mắn, vì em vẫn có thể tự do chọn đi hay ở. Có những người đã định sẵn phải là kẻ ở lại cuối cùng, và trả giá cho em.


Cre: Nguyễn Ngọc Hà


Read More

Thursday, March 14

Published Thursday, March 14, 2024 by with 0 comment

Nghệ thuật "thả thính" kh.á.ch h.à.ng(Bí quyết khiến họ "yêu s.a.y đ.ắ.m" sản phẩm/dịch vụ của bạn)👇👇👇

Nếu coi thương hiệu của bạn là một cô gái kh.á.ch h.à.ng là chàng trai bạn muốn “thả thính”, trước khi chàng trai “chạm” được vào vẻ đẹp tâm h.ồ.n của bạn, hãy đảm bảo bạn có một ngoại hình thu hút được anh ta đã.

1. “CÔ GÁI” MANG TÊN THƯƠNG HIỆU

Thương hiệu, như quan niệm hiện đại, được sinh ra để trả lời cho câu hỏi “Bạn là ai?”. “Cô gái” ấy, cũng giống như mỗi người chúng ta, có tên riêng, có nét ngoại hình, tính cách riêng. “Cô ấy” buộc phải khác biệt để giải quyết vấn đề cạnh tranh với vô số cô gái khác là các nhãn hàng trong thị trường, và để gặp gỡ chính xác nhóm khách hàng mục tiêu.

Chính nhờ những “nét tính cách” mà Thương hiệu định vị cho riêng mình, Khách hàng dễ dàng tìm đến một lựa chọn phù hợp nhất cho bản thân. Cũng giống như việc tìm và kết bạn, Khách hàng luôn có xu hướng tìm đến một thương hiệu có nhiều nhất nét tính cách mà họ yêu mến hoặc con người mà họ muốn trở thành.

Nhờ có thương hiệu, khách hàng và doanh nghiệp dễ dàng gặp nhau ở những giao điểm chung, và cũng nhờ có thương hiệu, doanh nghiệp thuyết phục được khách hàng rằng: “Đây là sản phẩm thực sự dành cho bạn”. Đó là khởi đầu cho một mối quan hệ thực sự bền chặt.

2. KHÁCH HÀNG YÊU THÍCH THƯƠNG HIỆU VÌ YẾU TỐ NHẬN DIỆN HAY TÍNH CÁCH CỦA THƯƠNG HIỆU?

Tương tự, một chàng trai sẽ bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp ngoại hình hay vè đẹp tâm hồn của một cô gái?

Hệ thống nhận diện hay “ngoại hình” của “cô gái” Thương hiệu là tập hợp các yếu tố hữu hình của Thương hiệu (như tên gọi, logo, màu sắc, yếu tố đồ họa, font chữ, tài liệu Marketing... ), chúng phối hợp cùng nhau để định dạng và phân biệt thương hiệu này với thương hiệu khác trong tâm trí khách hàng. Chẳng hạn, đó là màu xanh da trời đặc trưng của Facebook, font chữ uốn lượn mềm mại của Coca-Cola, nàng tiên cá hai đuôi quen thuộc trong logo Starbucks…

Tất cả những yếu tố nhận diện ấy đều được tạo ra một cách đầy dụng ý để truyền tải một thông điệp hay một cảm giác đặc trưng về thương hiệu. Những yếu tố nhận diện vốn được sinh ra để phân biệt giữa nhãn hiệu này và nhãn hiệu khác. Tuy nhiên thị trường thương mại hiện đại đặt cho chúng một nhiệm vụ khó khăn hơn: truyền tải cảm xúc thương hiệu ấy một cách đồng nhất.

Như vậy, “Khách hàng nghĩ về Thương hiệu bằng yếu tố nhận diện hay cảm xúc mà Thương hiệu mang lại?” giờ đã có câu trả lời: Thương hiệu là một thứ không thấy được, thể hiện bằng những thứ thấy được. Bởi hai phần Lý tính và Cảm tính hỗ trợ và thúc đẩy hiệu quả truyền thông lẫn nhau nên điều kiện tiên quyết cho mối quan hệ ấy cùng tồn tại phải là sự tương đồng.
Read More

Monday, March 4

Published Monday, March 04, 2024 by with 0 comment

Tìm tài liệu FB

“CHỈ VỚI 1 BỮA NHẬU “
Bạn sẽ có trong tay tất cả cẩm nang để chuẩn hoá vận hành cho thương hiệu F&B của chính mình 

⭐️ TÀI LIỆU VẬN HÀNH

1/ Quản Lý Hoạt động Vận Hành F&B -102 Trang
2/ Quản Lý Chất Lượng Nhà Hàng- Mô hình QSR -66 Trang
3/ 10 SOP- Quy Trình Dịch Vụ Tiêu Chuẩn- Full Service - 34 Trang
4/ Số Liệu & Quản Lý Tài Chính - 53 Trang
5/ Hiểu Về Doanh Thu & Chi Phí F&B-56 Trang
6/ Vòng Đời Kiểm Soát Thực Phẩm 78 Trang
7/ Giải Pháp Quản Lý Doanh Thu & Kiểm Soát Lợi Nhuận- 101 Trang
8/ Tạo Hệ Thống đào tạo & Kỹ năng đào tạo (48 Trang)

⭐️ SỔ TAY- CẨM NANG

1/ Mẫu Cẩm nang Vận hành- Front Of House -47 Trang
2/ Sổ Tay Hướng Dẫn Tiêu Chuẩn Hoạt động- Mô Hình QSR - 34 Trang
3/ Cẩm nang Hoạt Động Mô hình Café- Food - 90 Trang
4/ Tài Liệu Đào Tạo Dịch Vụ Khách Hàng Mô hình Café - 30 Trang
5/ Sổ Tay Đào Tạo Thu Ngân- QSR 46 Trang
6/ Sổ Tay Đào Tạo Phục Vụ- QSR 35 Trang
7/ Sổ Tay Đào Tạo Nhân Viên Bếp Nấu 74 Trang
8/ Sổ Tay Đào Tạo Nhân Viên Phụ Bếp 68 Trang
9/ Sổ tay Đào Tạo Nhân viên Tiếp Thực 34 Trang

⭐️ ĐÀO TẠO- KỸ NĂNG MỀM CHO QUẢN LÝ F&B 
S1. Kỹ năng Quản lý F&B với Mô hình Kim Tự Tháp
S2. Kỹ năng Huấn luyện Hiệu suất trong mô hình F&B (60 Slides)
S3. Kỹ năng Lãnh đạo & Tạo môi trường làm việc tích cực (52 Slides)
S4. Lập Kế hoạch & Kiểm soát Ca làm việc (47 Slides)
S5. Kỹ năng Thiết lập Mục tiêu (23 Slides)
S6. Kỹ năng Giao tiếp- Truyền thông hiệu quả trong môi trường Nhà hàng (38 Slides)
S7. Kỹ năng Ủy thác- Giao việc Hiệu quả (26 Slides)
S8. Kỹ năng Quản lý trong vai trò Lãnh đạo Nhà hàng (43 Slides)

⭐️ COMBO TÀI LIỆU NÂNG CAO & 99 BIỂU MẪU ỨNG DỤNG CÁC MÔ HÌNH F&B.

 DANH MỤC EBOOKS:
1. Cẩm nang hướng dẫn mở Nhà hàng
2. Kế hoạch kinh doanh F&B- Phần tài chính 
3. Mẫu kế hoạch kinh doanh F&B
4. Mẫu kế hoạch kinh doanh Café 
5. Các thiết bị bếp thiết yếu
6. Các bước lập sơ đồ mặt bằng & các mô hình bếp quán- nhà hàng
7. Ý tưởng thiết kế quán café
8. Cẩm nang vận hành- Mô hình Cafe- Thức ăn nhẹ
9. Quản lý các hoạt động vận hành F&B
10. 10 Quy trình vận hành tiêu chuẩn F&B (SOP)
11. Quản lý Chất lượng mô hình F&B
12. KPI's Tài chính & Báo cáo lãi lỗ F&B
13. Cách lập kế hoạch doanh thu- Kiểm soát lợi nhuận nhà hàng
14. Kiểm soát chi phí thực phẩm & thức uống
15. Kiểm soát sản lượng & hao hụt trong chế biến
16. Quản lý hàng hóa & Kỹ thuật phân tích thực đơn
17. Phương pháp thúc đẩy doanh thu & tiếp thị
18. Cẩm nang tiếp thị F&B (F&B Marketing Manual)
19. Hướng dẫn lập kế hoạch tiếp thị (F&B Marketing Plan)
20. Cẩm nang sổ tay nhân viên 
21. Tuyển dụng & đào tạo hội nhập nhân sự F&B
22. Sổ tay đào tạo nhân viên bếp - Mô hình QSR
23. Sổ tay đào tạo thu ngân & Quản lý tiền mặt
24. Mô hình Bếp đám mây & Bếp trung tâm
25. Phân tích S.W.O.T các thương hiệu F&B quốc tế
26. Tìm hiểu vòng đời 1 nhà hàng
27. Case Study Chuỗi Lẩu quốc tế Haidilao

⭐BỘ BIỂU MẪU ỨNG DỤNG trong COMBO NÂNG CAO)
1. Biểu mẫu tài chính- kinh doanh 
2. Biểu mẫu vận hành
3. Biểu mẫu nhân sự

 🎁“QUÀ TẶNG ĐẶC BIỆT “🎁
1. Chất lượng Dịch vụ & Trải nghiệm khách hàng 1:
- Thiết lập tiêu chuẩn dịch vụ khách hàng.
- Đào tạo để nâng cao hiệu quả Chất lượng Dịch vụ.
- Sử dụng hệ thống “Checklist” để quản lý Chất lượng & Trải nghiệm.
2. Chất lượng Dịch vụ & Trải nghiệm khách hàng 2:
- Chiến lược để cải thiện dịch vụ & trải nghiệm khách hàng.
- BEST PRACTICE: Tìm hiểu về Dịch vụ Khách hàng tuyệt vời của thương hiệu STARBUCK.
3. Chuyên để Nhượng quyền dành cho Franchisor
4. 50 Cách giảm chi phí trong vận hành F&B

FNBOWNER CO.
F&B E-Resources- Training- Consulting
* TÀI LIỆU ĐƯỢC SỬ DỤNG VĨNH VIỄN
* MIỄN PHÍ UPDATE- UPGRADE
Read More

Sunday, March 3

Published Sunday, March 03, 2024 by with 0 comment

15 website hay

1. Tính toán giờ giấc ngủ tốt nhất
https://sleepyti.me/
2. Cải thiện tốc độ đ.á.nh máy
https://10fastfingers.com/
3. Chỉnh sửa nhạc dễ như trở bàn t.ay
http://mp3cut.net/
4. Công cụ giúp tập trung, tránh xao lãng
Cứ mỗi 25’ tập trung làm một việc duy nhất cho đến xong rồi thư giãn hoàn toàn 5’
https://tomato-timer.com/
5. Học làm video từ con số 0
https://www.magisto.com/
6. Kho sách trực tuyến miễn phí khổng lồ
https://courses.lumenlearning.com/catalog/boundlesscourses
7. Thư giãn nghỉ ngơi tạm biệt mọi lo lắng
http://www.rainymood.com/
8. Học nhiều ngoại ngữ miễn phí: https://www.duolingo.com/
9. Làm video ngắn có chèn hình, video, nhạc, text, nhiều hiệu ứng đẹp
· https://stupeflix-studio.en.softonic.com/web-apps
· https://spark.adobe.com/fr-FR
10. Làm thư viện ảnh, slide, clip ngắn (làm trong powerpoint hoặc prezi cũng được, nhưng hình ảnh bên này đẹp hơn)
http://slide.ly
11. 3 địa chỉ tốt nhất để học lập trình miễn phí
https://www.codecademy.com/
https://www.freecodecamp.org/
https://www.edx.org/
12. Thông tin khởi nghiệp cực kì hữu ích
http://edu.inc.com/
13. Cách ngủ ít mà không mệt
https://www.youtube.com/watch?v=sqUx6TmIIUY
14. Nghệ thuật tinh tế của việc không quan tâm
https://www.youtube.com/watch?v=zwu15z1LXMg
15. Kiểm tra chính tả hoặc lỗi ngữ pháp cho văn bản
http://www.polishmywriting.com/
Read More
Published Sunday, March 03, 2024 by with 0 comment

5W - H - 2C - 5M - PHƯƠNG PHÁP LẬP KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC CỦA CÁC TỶ PHÚ THẾ GIỚIPhương pháp x.ác định công việc 5W – H – 2C – 5M được coi như nền m.ó.ng định hình được mục tiêu kế hoạch, cách xây dựng bản kế hoạch và quan trọng nhất là cần làm những gì để thực hiện bản kế hoạch quản trị đó.



1. Why – Xác định mục tiêu, yêu cầu công việc
Trước khi làm bất cứ công việc nào hay xây dựng một kế hoạch kinh doanh, bạn cần phải trả lời được các câu hỏi:
– Tại sao bạn phải làm công việc này?
– Nó có ý nghĩa như thế nào với tổ chức, bộ phận của bạn?
– Nếu không làm thì sao?
Nói cách khác, đây chính là bước xác định mục tiêu, yêu cầu công việc để giúp bạn luôn hướng về mục tiêu ban đầu và đánh giá hiệu quả cuối cùng.
2. What – Xác định nội dung công việc
Sau khi vạch rõ mục tiêu, yêu cầu công việc; bạn đã có thể xác định được nội dung công việc bạn cần làm là gì. Cụ thể các bước thực hiện được phần công việc đó là như thế nào?
3. Where, When, Who – Xác định địa điểm, thời gian và nhân sự thực hiện công việc
Tùy thuộc vào đặc thù của mỗi doanh nghiệp, người quản lý lại có những câu trả lời khác nhau cho mỗi câu hỏi này.
• Where: công việc được thực hiện ở đâu? Bộ phận nào kiểm tra? Giao hàng tại địa điểm nào?
• When: Công việc được thực hiện khi nào, khi nào thì bàn giao, khi nào kết thúc…
• Who: Ai chịu trách nhiệm chính cho công việc? Ai là người kiểm tra? Ai là người hỗ trợ?

4. How – Xác định phương pháp thực hiện công việc
Ở bước này, người lập kế hoạch cần vạch rõ các thức thực hiện công việc, các loại tài liệu liên quan, tiêu chuẩn cho công việc, cách thức vận hành máy móc…
5. Control – Xác định phương pháp kiểm soát
Bất cứ công việc nào khi thực hiện cũng cần có bước kiểm soát, đo lường. Một số yếu tố có thể đề cập đến như:
– Đơn vị đo lường công việc
– Đo lường bằng công cụ, dụng cụ nào?
– Có bao nhiêu điểm kiểm soát và điểm kiểm soát trọng yếu
6. Check – Xác định phương pháp kiểm tra
Đây là một bước khá quan trọng và cần tuân thủ theo nguyên tắc Pareto: chỉ kiểm ra 20% số lượng nhưng tìm ra 80% khối lượng sai sót.
Người quản lý cần xác định được những nội dung dưới đây để công đoạn kiểm tra đạt được hiệu quả như mong muốn:
– Cần phải kiểm tra những bước công việc nào?
– Tần suất kiểm tra là bao lâu?
– Người thực hiện kiểm tra là ai?
– Những điểm kiểm tra nào là trọng yếu?
7. 5M: Xác định nguồn lực
Nhiều kế hoạch thường chỉ chú trọng đến công việc mà lại không chú trọng đến các nguồn lực, mà chỉ có nguồn lực mới đảm bảo cho kế hoạch được khả thi.
Nguồn lực bao gồm các yếu tố:
– Man = nguồn nhân lực: người thực hiện công việc có đủ trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm, phẩm chất không?…
– Money = Tiền bạc: Ngân sách thực hiện những công việc này là bao nhiêu? Sẽ được giải ngân mấy lần?…
– Material = nguyên vật liệu/hệ thống cung ứng: tiêu chuẩn để trở thành nhà cung ứng là gì? Tiêu chuẩn nguyên vật liệu ra sao?…
– Machine = máy móc/công nghệ: Tiêu chuẩn của máy móc là gì? Áp dụng những công nghệ nào để thực hiện công việc?…
– Method = phương pháp làm việc: làm việc theo cách nào

Theo: Amis
Read More
Published Sunday, March 03, 2024 by with 0 comment

TẤT TẦN TẬT VỀ QUY TRÌNH LẬP CH.IẾN LƯỢC MARKETING BÀI BẢN(Thực tế - Chi tiết - Dễ vận dụng) 👇👇👇

1. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG VÀ CHIẾN LƯỢC MARKETING HIỆN TẠI

Mục đích của phân tích này là:
• Đánh giá những đặc điểm chủ yếu của thị trường như quy mô, cơ cấu, xu hướng biến động, tác động của môi trường Marketing đến nhu cầu mua sắm của khách hàng

• Phân tích cạnh tranh: Ưu nhược điểm của các đối thủ cạnh tranh, thị phần và chiến lược của họ.

• Phân tích chiến lược Marketing hiện hành: Trong điều kiện môi trường mới, các chiến lược Marketing mix có còn phù hợp nữa không?

2. PHÂN TÍCH SWOT ( Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats)

Phân tích SWOT là phân tích cơ hội và thách thức (do môi trường mang lại), điểm mạnh và điểm yếu của bản thân công ty. Trong điều kiện môi trường mới sẽ xuất hiện những cơ hội kinh doanh mới, đồng thời các nguy cơ đe d.ọa mới. Khi công ty nhận thức được về các cơ hội và thách thức, họ sẽ chủ động xây dựng kế hoạch để nắm bắt, khai thác các cơ hội, đồng thời vượt qua các nguy cơ đe d.oạ. Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào các điểm mạnh và điểm yếu của công ty. Do vậy, cần xem xét các vấn đề cơ bản sau đây:

• Xác định các cơ hội và nguy cơ do môi trường mang lại cho công ty

• Xác định các điểm mạnh và điểm yếu của công ty

• Xác định vị thế thị trường hiện tại của công ty

Ví dụ: Đối với VNPT, trong giai đoạn hội nhập sẽ xuất hiện rất nhiều nhu cầu về thông tin liên lạc hiện đại từ nhiều đối tượng khác nhau: Các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các cơ quan chính phủ, Quốc hội, các đoàn thể, các trường học, viện nghiên cứu, khách du lịch, nhân dân. Nguy cơ mới là sự cạnh tranh đa dạng và ngày càng gia tăng mạnh. Mặt khác, Đảng và Nhà nước chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và yêu cầu các ngành xây dựng lộ trình hội nhập.

Có thể phân tích các điểm mạnh và điểm yếu của công ty trên bốn yếu tố sau đây:
Marketing, Tài chính, Sản xuất, Tổ chức và quản lý, Nhân sự.


3. XÁC ĐỊNH CÁC MỤC TIÊU MARKETING

Khi đặt ra các mục tiêu Marketing cần phải tuân theo các yêu cầu sau:

• Mục tiêu Marketing phải phục vụ cho mục tiêu kế hoạch chiến lược của công ty.

• Mục tiêu Marketing phải cụ thể, rõ ràng và đo lường được.

• Mục tiêu phải gắn với thời gian cụ thể (Ví dụ : Hoà vốn sau 2 năm hoạt động).

• Các mục tiêu phải đồng bộ nhau và được sắp xếp theo thứ tự về tầm quan trọng

Thông thường mục tiêu Marketing là doanh số bán, lợi nhuận và thị phần chiếm được, vị thế của công ty, vị thế của sản phẩm, mục tiêu tăng trưởng.

Ví dụ: Mở rộng tối đa thị phần, dẫn đầu thị trường, dẫn đầu về chất lượng, dẫn đầu về dịch vụ khách hàng, đạt lợi nhuận tối đa ¼ sau một thời gian nào đó.

Ví dụ: Mục tiêu của VNPT đến năm 2005:

– Đạt tốc độ tăng doanh thu bình quân năm là 8-10%/năm

– Tổng lợi nhuận trước thuế trong 5 năm là 25.299 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng bình quân là 9,03%/ năm.

– Tổng số máy điện thoại đến 2005 đạt 7 triệu máy, mật độ 7 máy/100 dân, trong đó điện thoại cố định chiếm 60%, điện thoại di động chiếm 40%, đưa máy điện thoại đến 100% số xã.

– Về thị phần: Chiếm 70% thị phần đối với các dịch vụ gia tăng, 50% thị phần đối với dịch vụ Internet, 85% đối với các dịch vụ viễn thông cơ bản, 75% thị phần đối với dịch vụ điện thoại di động, 30-40% thị phần đối với các dịch vụ bưu chính mới (chuyển tiền nhanh, chuyển phát nhanh…).

4. LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU
Lựa chọn thị trường mục tiêu là lựa chọn các nhóm khách hàng tiềm năng đối với các sản phẩm mới của công ty.

Nếu trong thị trường mục tiêu mà công ty chọn đã có các sản phẩm cạnh tranh thì vấn đề tiếp theo là phải định vị sản phẩm của công ty định triển khai so với các sản phẩm cạnh tranh đó.

5. XÂY DỰNG CÁC CHIẾN LƯỢC MARKETING HỖN HỢP
Marketing hỗn hợp là tập hợp các chiến lược Marketing bộ phận mà công ty có thể chủ động kiểm soát để tác động vào thị trường mục tiêu nhằm thực hiện các mục tiêu Marketing.

a) Chiến lược sản phẩm

Bao gồm việc xác định danh mục sản phẩm, chủng loại sản phẩm, tên gọi, nhãn hiệu, bao bì, các đặc tính, các dịch vụ khách hàng.

b) Chiến lược giá cả

Bao gồm việc xác định mục tiêu của chiến lược giá, xác định phương pháp định giá, xác định chiến lược giá.

c) Chiến lược phân phối

Bao gồm việc thiết lập các kênh phân phối, lựa chọn các trung gian trong kênh, lựa chọn phương thức vận chuyển…

d) Chiến lược xúc tiến (hay truyền thông Marketing)

Xác định mục tiêu của chiến lược truyền thông, lựa chọn các phương tiện truyền thông.

Cùng với các chiến lược trên là hệ thống các biện pháp cụ thể để thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.

Ví dụ: Các chiến lược Marketing của VNPT đến năm 2005:

– Chuyển mạnh sang tư duy “hướng về khách hàng”

– Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

– Đa dạng hoá các dịch vụ

– Tăng cường công tác b.án h.àng và chăm sóc khách hàng

– Phân định rõ hoạt động kinh doanh và công ích theo loại sản phẩm, dịch vụ, khu vực thị trường, đối tượng khách hàng.

– Xác định sản phẩm, dịch vụ có lợi thế cạnh tranh; các sản phẩm, dịch vụ có khả năng cạnh tranh thấp để có chính sách đầu tư hợp lý; sản phẩm, dịch vụ công ích cần được nhà nước hỗ trợ.

– Từng bước chủ động quyết định chính sách giá trên cơ sở quan hệ cung cầu, mức độ cạnh tranh và chi phí sản xuất, đảm bảo bù đắp chi phí và có lãi, có tính đến tương quan khu vực và quốc tế với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Áp dụng nhiều mức giá, khung giá của từng loại dịch vụ cho từng đối tượng khách hàng thuộc từng vùng thị trường khác nhau và thời gian phục vụ khác nhau.

– Thiết lập một hệ thống b.án h.àng hiện đại, rộng khắp, hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng sử dụng dịch vụ và có khả năng khai thác, phát triển thị trường tiềm năng bưu chính viễn thông.

– Đẩy mạnh qu.ảng c.áo, tuyên truyền, xây dựng hình ảnh một Tập đoàn BCVT hàng đầu Việt Nam. Từng bước xây dựng chuẩn mực phục vụ khách hàng. Hoàn thiện bộ máy, quy trình chăm sóc khách hàng theo vùng thị trường và loại khách hàng.

– Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với công chúng thông qua các chương trình qu.ảng c.áo, khuyến mại, chăm sóc khách hàng có quy mô lớn.

6. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG VÀ DỰ BÁO NGÂN SÁCH
Chương trình hành động có vai trò đảm bảo cho kế hoạch Marketing của công ty được thực hiện. Xây dựng chương trình hành động là biến các chiến lược Marketing thành các chương trình hành động cụ thể. Chương trình hành động trả lời các câu hỏi sau:

• Cái gì sẽ được thực hiện?

• Khi nào thực hiện?

• Ai chịu trách nhiệm thực hiện gì?

• Tổng kinh phí thực hiện?

Để thực hiện các chiến lược Marketing cần phải có ngân sách. Dự đoán ngân sách – kết quả tài chính dự kiến của kế hoạch Marketing được thực hiện dựa trên số lượng bán dự kiến:

Doanh số dự kiến = Giá bán bình quân x Số lượng bán dự kiến

Lợi nhuận dự kiến = Doanh số dự kiến – Tổng chi phí dự kiến

7. QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC VÀ KIỂM TRA QUY TRÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
Chú ý:
Quá trình quản trị Marketing là một bộ phận cấu thành của quá trình quản trị chung của công ty. Quản trị chiến lược trong một công ty định hướng thị trường bao gồm 3 cấp:

• Quản trị chiến lược cấp Tổng công ty: Liên quan đến việc phân bổ các nguồn lực cho các đơn vị kinh doanh (Business Units) của Tổng công ty.

• Quản trị chiến lược kinh doanh: Thực hiện ở từng đơn vị kinh doanh trong Tổng công ty.

• Quản trị chiến lược cho các chức năng (Marketing, nhân sự): Liên quan đến chiến lược cho từng chức năng riêng trong Tổng công ty.


Read More